TAM QUỐC CHÍ - THỤC CHÍ - Trang 162

đức. Hai người này cũng có mong cầu gì với thế thời đâu. Con hổ đẻ ra đã
có vằn lồ lộ. Con phượng sinh ra cũng có sẵn năm màu. (Con hổ) há lấy
được năm màu (của con phượng) mà che đậy được tai hoạ hay sao? Đó là
thiên tính tự nhiên thôi. Dấu ấn Lạc, Hà

(48)

nhờ văn mà hiện lên, Lục Kinh

do văn mà phát xuất, người quân tử bởi văn đức mà được ngợi khen, sao
phải hao tổn (trí lực) mà chọn lọc trang điểm! Kẻ hèn này vốn dốt nát
nhưng cũng lấy làm xấu hổ với lầm lẫn của Cách Tử Thành, có lẽ nào lại đi
tôn sùng chính mình!”

Thần Tùng Chi bàn: Nay Luận Ngữ dựng lên truyện Cách Tử Thành

(49)

nói: ”Quân tử bản tính mộc mạc sao phải lấy văn tự mà ràng buộc!” Bẻ
cong lời của Tử Cống

(50)

nên cho là lầm lẫn vậy.

Tiên Chủ an định Ích Châu, Quảng Hán Thái Thú Hạ Hầu Toản mời Mật

làm Sư Hữu Tế Tửu

(51)

, đốc xuất Ngũ quan Duyện, gọi là Trọng Phụ. Mật

cáo bệnh năm ở công quán. Toản cùng Công Tào

(52)

Cổ Phác, Chủ Bộ

(53)

Vương Phổ (sai) nấu nướng chuẩn bị đồ ăn, ở gần nơi Mật nằm mà bày tiệc
đàm luận, Mật vẫn nằm như cũ. Toản hỏi Phác rằng: ”Cho đến chuyện
dưỡng sinh quý châu cũng đầy đủ, thật lạ so với các châu khác, không rõ có
nhân sĩ như các châu khác không?” Phác đáp rằng: ”Từ trước thời Hán đến
nay, nói về những người có tước vị hoặc giả (Ích Châu) không được bằng
các châu khác, còn nói về những người soạn văn viết sách làm khuôn mẫu
phép tắc cho đời thì (Ích Châu) không kém. Nghiêm Quân Bình xem
Hoàng, Lão soạn ra Chỉ Quy. Dương Hùng

(54)

xem Dịch soạn ra Thái

Huyền, xem Luận Ngữ sáng tác Pháp Ngôn. Tư Mã Tương Như vì Vũ Đế
chế ra nghi thức Phong Thiện. Đến bây giờ thiên hạ đều nghe danh vậy.”
Toản nói: ”Trọng Phụ thì như thế nào?” Mật lấy cái hốt đánh vào mặt nói:
”Mong Minh Phủ chớ lấy chữ Trọng Phụ ra mà giả trá với lão nhà quê tầm
thường này. Xin Minh Phủ để lão dân trình bày sử sách căn bản. Thục có
núi Vấn Phụ, sông từ lòng núi chảy ra, là chỗ hưng thịnh nghiệp đế vương,
nơi thần linh dựng phúc lành, cho nên có thể tưới tắm vạn dặm ruộng đồng.

Hà Đồ quát địa tượng chép: Mân Sơn nằm ở phía đông (đất Thục), là nơi

đế vương hưng vượng, thần linh tạo phúc, trên có giếng trời.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.