không nhìn. Nay Chiến Quốc Sách (chỉ có) phương kế phản phúc của Nghi,
Tần
giết người để mình sống, bỏ người để mình còn, đố kỵ tầm thường.
Trước đây Khổng Tử phát giận lên soạn ra Kinh Xuân Thu, quan trọng nhất
là để giữ lẽ phải, lại soạn Hiếu Kinh, quảng bá trình bày những việc làm
đạo đức. Ngăn chăn dần dần, đề phòng sự việc (xấu) phát sinh, dự đoán
trước cách đè nén, nhờ đó các nghành họ cổ cắt đứt hoạ hoạn ở lúc chưa
thành hình, há không tin tưởng được chăng. Thành Thang là bậc thánh
minh, nhìn thấy con cá ngoài đồng hoang mà biết việc săn bắt có được mất.
Định Công là người hiền đức, thấy nữ nhạc mà quên công việc triều chính,
Thần Tùng Chi xét: Thư tịch chép truyện Lỗ Định công không có chỗ
nào có thể gọi là hiền đức. Mật nói (Định Công) hiền, (thần) sở học nông
cạn chưa lấy làm thông suốt.
hoặc là (những chuyện) giống như vậy, nhờ đó có thể tuyên dương
những điều tốt đẹp. Đạo gia pháp
viết rằng: Không thấy sự ham muốn,
khiến cho lòng không loạn! Âý là cố lấy chính đính xét soi trời đất, lấy
ngay thẳng làm rạng rỡ nhật nguyệt. Thẳng như tên bắn mới là hành vi của
người quân tử. Khuôn mẫu ghi lại tai hoạ chủ yếu phát sinh từ lời lẽ vỏ
ngoài, hà huống cái quỷ quyệt ở bên trong của Chiến quốc sách vậy thay!”
Có người nghi hoặc bảo Mật rằng: ”Túc hạ muốn tự sánh mình với Sào,
Hứa, Tứ Hạo
, vì cớ gì mà cứ phô bày văn chương ra đầu ngọn bút vậy?”
Mật đáp rằng: ”Kẻ hèn này văn chương không thể nói hết lời, lời không thể
tỏ hết ý, làm gì có văn chương mà phô bày! Xưa Khổng Tử ba lần yết kiến
Ai công, lời nói ghi thành bảy quyển, sự việc đại khái không ai có thể cười
cợt được,
Sách Thất Lược của Lưu Hướng viết: Khổng Tử ba lần yết kiến Ai công,
ba lần làm lễ triều kiến, ghi lại trong bảy thiên sách ngày nay dựa vào đó để
cử hành các đại lễ quan trọng.
Thần Tùng Chi bàn: Trong các bộ Kinh có tám thiên sách chép việc
Khổng Tử ba lần lên triều, một thiên là mục lục, còn lại goi là bảy quyển.
Tiếp Dư
vừa đi vừa hát, bàn luận chuyện nhà mà làm sáng tỏ chính
sự; Ngư Phụ