Ích Bộ kỳ cựu truyện chép
: An, người Quảng Hán, lúc nhỏ tham gia
mời đón Dương Hậu
nghiên cứu đến tận cùng các thư tịch, bản vẽ. Từng
đến chơi kinh đô
sau về nhà dạy học, nổi danh ngang với Đổng Phù
về chuyện học hành. Quận vời làm Công Tào
, châu mời làm Trị Trung
song không giữ chân được bao lâu. Được đề cử làm Hiếu Liêm,
Mậu Tài; Thái Uý lại vời làm Bác Sĩ
bệnh không ra. Châu Mục Lưu Yên dâng biểu tiến cử An (là người) nghiền
ngẫm lầu thông tiêu chuẩn đạo lý, khí tiết nghiêm trang siêu việt, tài năng
cao thâm khó dò, là báu vật của quốc gia, nên dùng làm phụ tá rường cột để
hoá giải tai hoạ phi thường, đáng dùng lễ huyền huân mà đón rước. Nhưng
đường lớn bị ngăn trở nên không có lệnh tìm đòi. Thọ bảy mươi chín tuổi,
mất vào năm Kiến An thứ bảy. Học trò mến mộ kính ngưỡng, lập bia ghi
nhớ. Sau Thừa tướng Lượng có hỏi Tần Mật về sở trường của An, Mật đáp:
”Nhớ tài của người, quên lỗi của người.”
Thời Lưu Chương, người cùng quận với Mật là Vương Thường làm Trị
Trung Tòng Sự gửi thư cho Mật nói: ”Nghèo hèn khốn khổ thời nào cũng
có thể trọn đời. (Nhưng) Biện Hoà khoe ngọc là để chiếu sáng cho thiên hạ.
Nên tới một lần, cùng quan châu gặp gỡ.” Mật viết thư đáp rằng: ”Xưa
Nghiêu ưu đãi Hứa Do, không gì không phát dương, mà (Do) rửa cả hai tai.
Sở mời Trang Chu, không gì không rộng rãi, mà (Chu) giữ sào chẳng tới.
Dịch ghi: ‘bền chắc biết bao, không gì thay đổi nổi’ nào ai có khoe gì? Vả
chăng quốc quân là người đức hạnh, con cháu đều là trợ thủ tài năng, không
lấy được chỗ (hay) đó để dựng lên kế sách Tiêu, Trương
còn tài trí nào mà chưa đủ dùng. Kẻ hèn này được ở trên bờ ruông dơ lưng
mà phơi nắng, ngâm câu giỏ cơm bầu nước họ Nhan
, ngân nga thú cửa
cỏ lều tranh của Nguyên Hiến
, thường bay lượn nơi rừng chằm, cùng ủ
ê, trầm mê kết bạn, nghe tiếng huyền viên hú than van, coi tiếng hạc kêu
trên chơi vơi. Lấy an phận làm vui, lấy vô lo làm phúc, coi danh như hão
huyền trống rỗng, giữ mình như con rùa không thông tỏ sự đời chỉ mong
hiểu lấy chính mình, coi bản thân là quý. Xa cách là thứ khiến kẻ hèn này
thoả chí đó, sao lại buồn rầu khốn khổ được!” Sau Thường lập đền thờ