Nghiêm Quân Bình
. Mật gửi thư rằng: ”Đau ốm lại lui,
vừa mới biết túc hạ lập đền thờ cho Nghiêm, Lý có thể nói là kẻ siêng năng
vậy. Xem xét văn chương của họ Nghiêm đáng cho là đứng đầu trong thiên
hạ. (Như) Do, Di
ẩn tránh sự vụ, đinh ninh chốn núi cao, khiến người
xưng tụng chẳng thở than. Còn như Lý Trọng Nguyên không gặp lời lẽ
đúng phép, tiếng tăm tốt đẹp ắt đắm chìm, e rằng cũng không có vân vằn
như hổ báo, có thể nói là người nương rồng dựa phượng vậy. Hay như
Dương Tử Vân
bền lòng biên soạn học thuật, có chỗ giúp ích cho đời,
bùn đất không vấy bẩn, trải qua tham cứu thánh sư, ngày nay trong cả nước
(vẫn) đàm luận ngâm vịnh lời lẽ (của ông) ấy. Vùng ta có những người này,
đã đủ rạng rỡ với bốn phương kỳ lạ là cháu con đời sau đối với họ lại
không lập đền thờ. Thục vốn không có sẵn học sĩ, Văn Ông
sai Tương
sang đông nhận Thất kinh
về truyền lại cho quan lại và thứ dân,
nhờ đó sự học ở Thục mới sánh được với Tề, Lỗ. Vì vậy Địa Lý chí
chép: ‘Văn Ông đề ra giáo hoá, Tương Như là bậc tôn sư’. Từ đời Hán,
(Thục) có được kẻ sĩ trở nên hưng hưng vượng, học trò của Trọng Thư
không thông suốt việc tế lễ phong thiện, Tương Như chế ra lễ ấy. Người ta
có thể định ra lễ nhạc qua đó thay đổi phong tục. Không thứ gì hữu ích với
sự ngăn nắp của thế gian hơn lễ! Bởi vậy có được ràng buộc điều cung
thuận cho vương thất là nhờ ở Khổng Tử hơn là nghiệp bá của Tề Hoàn
nhờ ở cái hiền của Công Dương
hơn cái nhượng củaThúc Thuật
. Kẻ
hèn này cũng thích giáo hóa của Trường Khanh, (thấy rằng) nên lập đền
thờ, mau ước định mà định liệu.”
Lúc trước Lý Quyền theo Mật khen ngợi Chiến Quốc sách
. Mật nói:
”Chiến Quốc tung hoành thì có tác dụng gì?” Quyền nói: ”Trọng Ni,
Nghiêm Bình tụ tập các loại thư tịch, làm thành Kinh Xuân Thu, Sách Chỉ
Quy. Biển vì hội tụ các sông mà hoá ra vĩ đại, người quân tử vì kiến thức
sâu rộng mà thành cao cả.” Mật đáp rằng: ”Thư tịch không phải sử ký đời
Chu, Trọng Ni không ngó đến; Đạo mà trái với lẽ hư vô của tự nhiên,
Nghiêm Bình chẳng xiển dương. Biển vì hưởng được sự ứ đọng mỗi năm
một bát ngát xanh trong. Bậc quân tử kiến thức quảng bác thì điều phi lễ