cung khuyết. Nhưng đi sang Kinh Châu thuỷ bnộ đều không có lói, giao
thông bằng dịch trạm của sứ đoànbị ngăn chặn. Muốn đi lên Ích Châu lại
mắc tuần phòng nghiêm nhặt. Quan chức cũ, nha lại xưa, một người cũng
không qua được. Trước đã có mệnh lệnh của Giao Chỉ Thái Thú Sĩ Uy
Ngạn hết lòng gửi gắm phân tách với anh em ở Ích Châu. Tĩnh lại cũng tự
gửi thư cực nhọc van cầu. Song hồi đáp chỉ là im lặng, chưa thấy kết quả.
(Vì thế) dù ngưỡng vọng quang cảnh tốt lành mà đành kiễng chân nghển cổ
chứ không phải vì giả dối mà cố che đậy đến cùng đâu?
Biết rằng Thánh Chúa anh minh, giao cho túc hạ trách nhiệm vẻ vang
toàn quyền đi đánh dẹp. Pham những kẻ làm trái tiết nghĩa phần lớn đã bị
thảo phạt tru diệt. Ước gì được một lòng hết sức tranh đua, cùng quay về
làm kẻ thuận tòng. Lại có Trương Tử Vân xưa ở kinh sư, có chí khuông
phò vương thất, nay dù ở chốn xa xôi, không được tham dự vào công việc
triều ta nhưng cũng là căn bản của quốc gia, ngoại viện của túc hạ đó.
Tử Vân tên là Tân, người Nam Dương, làm Giao Châu Thứ Sử, được
nhắc đến ở Ngô Chí
Hán Thư Hoắc Quang truyện chép: ”Quang rời kinh sư học theo các
quan Vũ Lâm, lúc lên đường xướng to Cảnh Tất.” Còn chữ Hổ Bôn chưa rõ
từ đâu xuất hiện.
Gỉa sử Kinh Sở yên ổn êm đềm, hoàng ân thâu đến phương nam, túc hạ
bỗng có tin tức mạng lệnh hướng đến Tử Vân, ân cần tỏ lộ thái độ phó thác
bảo hộ thì người được lệnh nên theo đường Kinh Châu xuất phát. Bằng
không lại phải chịu qua lại giới thiệu với anh em ở Ích Châu, thu nhận sứ
giả lẫn của nhau. Nếu như trời đợi cho một vài năm, người hoãn được hạn
kỳ gây hoạ, (để tôi) được về chết ở quê nhà, xoá đi cái lỗi lầm chốn chạy
thì dẫu phải nát thân chôn cửu tuyền cũng chẳng có gì ân hận nữa! Còn như
thời thế đổi thay trắc chở, sự việc có chỗ nhanh chậm khác nhau, số mạng
con người khó đoán trước, chết đi vẫn chưa hoàn thành tâm nguyện thì
đành ôm mối nợ lỗi lầm chôn theo xuống đất biên thuỳ vậy.
Xưa Doanh Khâu
giúp rập nhà Chu, cầm phủ việt nắm đại quân, rộng
đường phù trợ giống Hán, hùng dũng mạnh mẽ phòng bị lối đường. Ngày