mắc hoạ, hiếu tử có lòng nhân cũng gặp nguy nan, Chủng-Thương-Bạch
Khởi-Hiếu Kỷ-Bá Kỳ, đều là hạng ấy vậy
. Những việc như thế, chẳng
phải cốt nhục dính liền, chung vui chung lo trong hoạn nạn hay sao. Ngờ
rằng khi lòng yêu đã hết thì tình thân sẽ đổi thay, cũng là lúc có lời gièm
pha ly gián, dẫu biết trung thần chẳng thể rời bỏ chúa, hiếu tử chẳng thể lìa
cha. Song vì cái lợi hơn người, thân thích còn biến ra thù nghịch, huống chi
chẳng phải là kẻ thân gần! Xưa kia Thân Sinh-Vệ Cấp-Ngự Khấu- Sở Kiến
ở cái thế nhận ngôi kế thừa, đang được lập làm nối tự chính thống, mà còn
như thế
. Nay túc hạ cùng Hán Trung Vương, về đạo lý chỉ là kẻ qua
đường mà thôi, thân chẳng phải cốt nhục mà nắm giữ thế nắm quyền, nghĩa
chẳng phải vua tôi mà ở ngôi cao, chinh chiến lập uy ở xa thì bị đối xử
thiên lệch, ở gần chỉ giữ danh hiệu Phó quân, xa gần đều nghe được như
thế. Bởi đã lập A Đẩu làm Thái tử, những kẻ có tri thức đều thấy lạnh lòng.
Nếu như Thân Sinh theo lời Tử Dư, hẳn đã làm thái bá; Vệ Cấp nghe mưu
của em, chẳng phụ thân nào có thể trách chê
. Lại như Tiểu Bạch bôn tẩu
ra ngoài, khi trở về được làm Bá; Trùng Nhĩ vượt tường, mà sau này phục
nghiệp
. Tự xưa đã thế, chẳng phải chỉ bây giờ mới có vậy. Kẻ có trí quý
ở chỗ tránh được hoạ, sáng suốt hơn người ở chỗ sớm thấu hiểu lý lẽ; kẻ
hèn này liệu rằng Hán Trung Vương lo việc yên định bên trong, mà ngờ
vực kẻ ở bên ngoài; lo việc yên định thì trong lòng cố chấp, ngờ vực kẻ
khác thì sinh lòng sợ hãi; họa loạn dấy lên, chưa bao giờ không phải là ở
lúc phế lập vậy. Cái tình đời oán giận riêng tư, chẳng thể nào không thấy,
sợ rằng tả hữu tất có kẻ dèm pha với Hán Trung Vương vậy. Thế thì vì nghi
ngờ nên khi nghe lời oán giận, lời ấy tự nhiên sẽ như rót vào tai. Nay túc hạ
ở xa, bề trên có thể giả vờ vỗ về nhất thời; nhược bằng đại quân tiến tới, túc
hạ quay về mà chẳng có chỗ dựa, thiết tưởng cái nguy đã cận kề. Xưa Vi
Tử bỏ nhà Ân, Trí Quả lìa tông tộc, là lìa mối nguy tránh tai vạ, cũng đều là
như thế đấy
. Nay túc hạ quên bỏ cha mẹ mà theo người khác, là phi lễ
vậy; biết họa sắp tới mà vẫn lưu lại, là bất trí vậy; thấy lẽ phải chẳng theo
mà còn ngờ vực, là phi nghĩa vậy. Tự hào là kẻ trượng phu, mà phạm ba
điều ấy, sao còn đáng trọng đây? Cứ như cái tài của túc hạ, nếu liều thân