ấy, há đủ để ký thác hay sao?” Bị mừng lắm, lúc tiến đến huyện Ngạc, lập
tức phái Gia Cát Lượng đi theo Túc đến chỗ Tôn Quyền, thề ước kết làm
đồng minh.
Quyền phái bọn Chu Du-Trình Phổ cầm ba vạn quân thuỷ, cùng với Tiên
Chủ hợp sức.
Giang Biểu truyện chép: Bị theo kế của Lỗ Túc, tiến đến giữ Phàn Khẩu
ở huyện Ngạc. Gia Cát Lượng đến đất Ngô chưa về, Bị nghe tin quân của
Tào Công tiến xuống, rất sợ hãi, hàng ngày phái quân tuần tiễu trên sông dò
ngóng tin tức quân của Quyền. Quân lính trông thấy thuyền của Du, vội
đến bẩm với Bị, Bị nói: “Sao biết rằng đấy chẳng phải là quân Thanh
Từ
?” Quân lính thưa rằng: “Nhìn thuyền mà biết được vậy.” Bị sai
người đến uý lạo Du. Du nói: “Tướng quân đã tin tôi, chẳng thể uỷ thác cho
người khác đến được, hoặc giả có thể chịu bỏ cái uy mà tới, tôi thành thực
mong được gặp gỡ.” Bị bảo Quan Vũ-Trương Phi rằng: “Bên kia muốn ta
thân tới đó, nay ta liên kết với Đông Ngô mà chẳng chịu qua đó, không
phải với tình đồng minh vậy.” Bèn cưỡi một chiếc thuyền lớn đến diện kiến
Du, hỏi rằng: “Nay ngài chống cự Tào Công, có kế sách gì hay chăng.
Quân sĩ chiến đấu có được bao nhiêu?” Du nói: “Ba vạn người.” Bị nói:
“Tiếc là hơi ít.” Du nói: “Thế là đủ dùng, Dự Châu hãy chờ xem Du phá
Tào Công.” Bị muốn gọi Lỗ Túc đến để cùng bàn bạc, Du nói: “Tôi vâng
mệnh phá giặc chẳng dám nói bừa, nhược bằng muốn gặp Tử Kính, nên để
khi khác. Túc cùng với Khổng Minh đều ở phía sau, chừng đôi ba ngày nữa
sẽ tới đây.” Bị dẫu rất thẹn với Du, mà trong lòng không tin rằng Du có thể
phá được quân bắc, nên sai sắp đặt các việc về sau, đem hai nghìn quân
chia đều cho Vũ-Phi, không bằng lòng trao cả cho Du, để tính bề tiến thủ.
Tôn Thịnh chép: Lưu Bị là kẻ hùng tài, đất đai mất cả hẳn phải đắn đo,
đã cáo cấp với Ngô, chạy đến cầu giúp đỡ, không duyên cớ gì đã mong
ngóng nơi bãi Trường Giang mà lại toan tính chuyện về sau. Lời Giang
biểu truyện nói, đương thời chỉ là những lời duy mĩ của người Ngô đấy t
hôi.