đạp nơi sông băng, lửa tắt băng tan, biết dựa vào đâu? Ngày xưa tiên tổ của
tướng quân là Ung hầu
vốn gây oán nghiệt còn được phong chức, Đậu
Dung
hiểu biết thế thịnh hưng, trở về với cội nguồn, đều lưu danh tới
mai sau, hậu thế ca ngợi. Nay Gia Cát thừa tướng tài trí siêu quần, thấu rõ
tương lai, nhận mệnh thác cô của Tiên đế, phò trợ ấu chúa, chẳng ghen ghét
ai, chỉ ghi công mà bỏ qua lầm lỗi. Tướng quân nếu có thể triệt để thay đổi
ý định, dừng chân lùi bước, thì chẳng khó theo kịp cổ nhân, đáng là người
đứng đầu cõi biên thùy vậy! Xưa nước Sở chẳng cung kính, Tề Hoàn Công
trách mắng thật phải, Phù Sai tiếm xưng
, người Tấn chẳng được lâu
bền, huống chi kẻ thần tử lầm lỗi với chúa, có ai mong muốn theo không
? Thiết nghĩ chuyện xưa, kẻ bầy tôi không kết giao vượt biên giới, bởi
thế trước sau có đi mà không có lại
. Nhận được cáo thị của tướng quân,
nỗ lực quên ăn quên ngủ, cho nên lược bày những suy nghĩ cá nhân, mong
tướng quân xét rõ vậy. Lã Khải ân uy gồm đủ, trong quận tin cậy, bởi thế
giữ được trật tự ở đó.
Đến lúc Thừa tướng Gia Cát Lượng nam chinh thảo phạt Ung Khải, đã
lên đường, thì Ung Khải bị tướng tá của Cao Định giết chết. Lượng tới
phương nam, dâng biểu rằng: Quận lại ở Vĩnh Xương là Lã Khải cùng Phủ
thừa Vương Kháng ở nơi xa xôi vẫn giữ vững lòng trung, hơn mười năm
trời; Ung Khải, Cao Định áp bức phía đông bắc, mà Lã Khải, Vương
Kháng vẫn giữ trọn tiết nghĩa chẳng chịu cấu kết. Thần chẳng ngờ phong
tục ở Vĩnh Xương lại chính trực vô cùng như vậy! Rồi cho Lã Khải làm
Thái thú Vân Nam, phong tước Dương Thiên Đình hầu. Sau Lã Khải bị
người Di phản loạn hại chết, con là Lã Tường nối dõi. Còn Vương Kháng
cũng được phong làm Đình hầu, nhậm chức Thái thú Vĩnh Xương.
Thục thế phổ chép: Lã Tường sau làm Nam Di hiệu úy đời nhà Tấn, con
Tường cùng cháu làm Thái thú Vĩnh Xương. Lí Hùng đánh phá Ninh Châu,
họ Lã không theo, cố thủ ở quận. Vương Kháng cũng giữ trọn được tiết
tháo.