Trường có trí tuệ có tài ba, chí hướng rỡ ràng khắp nơi, thanh dự lưu truyền
đất Sở - Tán Mã Quý Thường, Vệ Văn Kinh, Hàn Sĩ Nguyên, Trương Xử
Nhân, Ân Khổng Lâm, Tập Văn Trường.
Văn Kinh, Sĩ Nguyên tên thật, việc làm cùng quê quán đều đã bị thất
truyền.
Xử Nhân vốn tên là Tồn, người Nam Dương. Làm Kinh Châu Tòng Sự
rồi tuỳ tùng Tiên Chủ vào Thục, theo quân đi về phía nam đến tận Lạc
Thành, được lấy làm Quảng Hán Thái Thú. Tồn vốn không phục Bàng
Thống. Thống trúng tên chết, Tiên Chủ cất lời khên ngợi than tiếc. Tồn nói:
”Thông tuy tận trung đáng tiếc thương, nhưng (khóc thương đến thế) là trái
với phép tắc đạo nghĩa.” Tiên Chủ giận nói: ”Thông bỏ mình để làm trọn
đạo, đổi thay (lễ tiết) một chút thì có sai gì?” Bèn miễn quan chức của Tồn,
chẳng bao lâu sau, Tồn mắc bệnh chết. Việc làm bị thất truyền vì thế không
chép truyện.
Khổng Hưu tên là Quan, làm Kinh Châu Chủ Bộ, Biệt Gía Tòng Sự thấy
chép ở Tiên Chủ truyện nhưng không rõ quê quán ở đâu.
Văn Tường tên là Trinh, người Tương Dương, theo Tiên Chủ vào Thục,
trải qua chức Lệnh ở các huyện Lạc, Bì rồi làm Quảng Hán Thái Thú. Việc
làm bị thất truyền. Con là Trung, làm quan đến chức Thượng Thư Lang.
Tương Dương Ký chép: Tập Trinh phong độ khoáng đạt, giỏi đàm luận,
danh tiếng gần như Bàng Thống mà lại là người thân của Mã Lương. Con
là Trung cung là người nổi tiếng. Con Trung là Long, làm Bộ Binh Hiệu
Uý, Chưởng Hiệu Bí Thư.
Quốc Sơn dáng dấp tốt lành, Vinh Nam tâm tình chìm đắm; Thịnh Hành,
Thừa Bá nói lời tâm phế hợp thời; Tôn Đức cương quyết mạnh mẽ, Vĩnh
Nam lòng luôn chuyên nhất; Đức Tự, Nghĩa Cường chí hùng khí mạnh.
Chỉnh tề uy nghi tu chí, đất Thục ngát ngát hương bay - Tán Vương Quốc
Sơn, Lý Vĩnh Nam, Mã Thịnh Hành, Mã Thừa Bá, Lý Tồn Đức, Lý Vĩ
Nam, Cung Đức Tự, Vương Nghĩa Cường.
Quốc Sơn tên là Phủ, người đất Quỳ thuộc Quảng Hán, để lại lời nghi
luận rằng có lòng nhân. Thời Lưu Chương, làm Thư Tá ở châu, Sau khi