TAM QUỐC CHÍ - THỤC CHÍ - Trang 373

hoạ phúc vậy.’’ Anh nghe rồi khóc rằng: „(Tôi là) kẻ ngu dân ở chốn biên
thuỳ hoang hoá xa xôi, bị Nhị Thiên Thạch hại oan, không chịu nổi khốn
khổ tụ tập nên đành lén tụ tập mà sống trộm. Minh công khoan hậu thương
đến cả cỏ cây, ân đức này ban cho bọn Anh một đời sống nữa, song chỉ sợ
đến ngày đem binh về quy phục, không tránh khỏi tội lây đến vợ con.’’
Cương nói: „Sao lại như thế được! Hẹn trước đất trời, thề cùng nhật nguyệt,
từ nay ngài đảm đương tước vị vẻ vang, làm gì có hoạ hoạn nào?’’ Anh nói:
„Nếu được xá tội, giữ vững cái đầu trên cổ, trở thành người làm ruộng đã là
hoài bão đội trên đầu. Tước lộc không phải là ước mơ nguyện vọng của tôi
vậy.’’ Anh tuy là đại tặc, nổi dậy trong bạo tàn hung dữ, vẫn tự nghĩ là phải
chết, đến khi nghe được lời Cương hốt nhiên tỉnh ngộ. Bèn từ biệt trở về
doanh trại. Hôm sau, liền đem bộ thuộc hơn vạn người, cùng vợ con đích
thân chịu trói đến hàng Cương. Cương dẫn vào an ủi, lại cởi trói cả cho rồi
nói với Anh rằng: „Ngài một sớm giải tán hết mọi người, cõi biên thuỳ thế
là yên ả, đáng liệt danh tấu lên chúa thượng. Tất sẽ được phong thưởng.’’
Anh đáp: „(Tôi) xin trở về nghiệp cũ, chẳng muốn đem danh tiếng xấu xa
làm vấy bẩn thời thịnh thế đâu.’’ Cương thấy (Anh) có ý chân thành thì
cũng thuận cho, tự mình coi sóc việc ổn định nhà cửa (cho Anh). Đệ tử (của
Anh) ai muốn ra giúp việc quan thì tuỳ tài mà bổ dụng, ai muốn về làm dân
thì khuyến khích theo nghề cày cấy. Nghiệp nông tang vườn ruộng đều
thịnh vượng, một dải phía nam bình an vô sự.Luận công, Cương hy vọng
kết liễu sự việc ở địa phương nên dấu kín công sức của mình, không muốn
nhận phong hầu. Thiên tử khen ngợi thành tích, muốn vời về triều để sai
khiến. Cương mang chức Thượng Thư, xin lưu lại quận hai năm. Năm Kiến
Khang thứ nhất bị bệnh mất tại nhiệm sở, lúc ấy mới ba mươi sáu tuổi. Bọn
Anh hơn ba trăm người đều chống gậy đưa linh cữu Cương đến tận Lạc
Dương. Mai táng Cương xong còn xây đền trước mộ, bốn mùa cúng tế,
tưởng niệm không khác gì cha mẹ qua đời. Thiên tử nhớ tiếc khôn nguôi,
hạ chiếu ngợi khen, lại phong quan cho một con là Lang.

Tiên Chủ bình định Ích Châu, lĩnh chức Mục, Dực làm Thư tá. Cuối

những năm Kiến An được cử làm Hiếu Liêm, huyện trưởng Giang Dương,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.