Năm thứ hai mùa xuân rằm tháng giêng, quân của Tiên chủ về lại Tỷ
Quy, thuỷ quân của các tướng Ngô Ban-Trần Thức đóng ở Di Lăng, giáp
với bờ tây xứ Giang Đông. Tháng hai, Tiên Chủ từ Tỷ Quy dẫn chư tướng
tiến quân, men theo núi Tiệt Lĩnh, ở Di Đạo xứ Hào Đình đóng doanh trại,
men núi Giáp thông sang Vũ Lăng, phái Thị Trung là Mã Lương yên uỷ rợ
Man Di ở Ngũ Khê, các tù trưởng đều hưởng ứng. Trấn bắc Tướng quân
Hoàng Quyền làm Đô đốc các quân ở Giang Bắc, cùng với quân Ngô cự
nhau ở Di Lăng đạo. Mùa hạ tháng sáu, có luồng khí màu vàng hiện ra ở Tỷ
Quy trong vòng mấy chục dặm, rộng đến mấy chục trượng. Hơn chục ngày
sau, Lục Nghị đại phá quân Tiên Chủ ở Hào Đình, tướng quân Phùng Tập-
Trương Nam đều bị chết. Tiên Chủ từ Hào Đình chạy về Tỷ Quy, thu họp
binh sĩ li tán, rồi bỏ thuyền, theo đường bộ chạy về Ngư Phúc, đổi huyện
Ngư Phúc thành Vĩnh An. Ngô sai tướng quân Lý Dị-Lưu A ngầm bám
theo quân của Tiên Chủ, đóng binh ở Nam Sơn. Mùa thu tháng tám, thu
binh trở về. Tư đồ Hứa Tĩnh chết. Mùa đông tháng mười, chiếu cho Thừa
tướng Lượng lập quân doanh suốt từ nam lên Bắc tới Thành Đô. Tôn
Quyền hay tin Tiên Chủ đóng ở Bạch Đế, rất sợ, sai sứ đến xin hoà. Tiên
Chủ đồng ý, sai Thái trung đại phu Tông Vĩ đến đáp mệnh. Mùa đông
tháng mười hai, Hán gia Thái thú Hoàng Nguyên nghe tin Tiên Chủ ốm
không đến thăm, cất binh chống lại.
Năm thứ ba mùa xuân tháng hai, Thừa tướng Lượng từ Thành Đô đến
Vĩnh An. Tháng ba, Hoàng Nguyên tiến binh đánh huyện Lâm Cung. Triều
đình phái tướng quân Trần Hốt đánh dẹp Nguyên, quân Nguyên bị thua,
thuận theo sông xuống hạ lưu, bị thân binh bắt trói lại, đem về Thành Đô,
bị chém. Tiên Chủ ốm nặng, phó thác con côi cho Thừa tướng Lượng,
Thượng thư lệnh Lý Nghiêm làm phó. Tháng tư mùa hạ ngày Quý Tỵ, Tiên
Chủ băng ở Vĩnh An cung, bấy giờ sáu mươi ba tuổi.
Gia Cát Lượng tập chép lại di chiếu của Tiên Chủ sắc mệnh cho Hậu
Chủ rằng: “Trẫm lúc mới ốm chỉ mắc bệnh lị mà thôi, sau chuyển sang tạp
bệnh, sợ rằng chẳng qua khỏi. Người ta năm mươi tuổi chẳng nói là yểu, ta
đã hơn sáu mươi tuổi, sao phải ân hận nữa, chẳng đau xót gì cho mình, chỉ