quan đang ở sát bên, không dám rườm lời mà phân bua cặn kẽ.” Hôm đó,
Bắc Địa Vương Kham đau đớn vì mất nước mà chết. Trước giết vợ con, sau
tự ải chết.
Hán Tấn Xuân Thu chép: Hậu Chủ thuận theo kế sách của Tiếu Chu. Bắc
Địa Vương Kham giận nói: ”Nếu như lý đuối lực tàn, hoạ hoạn khó tránh,
dù cho cha con vua tôi dựa lưng vào tường thành mà đánh một trận, chết
cùng xã tắc, cũng có thể gặp mặt Tiên Đế vậy.” Hậu Chủ không chấp thuận,
rút cuộc sai đưa ấn tín đi (dâng nộp). Hôm ấy, Kham khóc trong Chiêu Liệt
miếu, rồi trước giết vợ con sau tự sát chết. Tả hữu không ai không rơi lệ
khóc.
Thiệu, Lương cùng Ngải gặp nhau ở Lạc huyện. Ngải nhận được thư
(hàng) rất mừng,lập tức viết thư hồi đáp,
Vương Ân Thục Ký chép: Thư hồi báo của Ngải nói: ”Phép tắc vương
giả để lạc phương hướng, quần hùng trỗi dậy, long hổ chiến tranh, cuối
cùng thuộc về chân chủ, đó đại khái là cái đạo đi về của thiên mệnh vậy. Từ
xưa thánh đế rồi đến Hán Nguỵ, nhận mệnh trời làm vuatuyệt chẳng có ai
không ở tại Trung thổ. Hà xuất Đồ, Lạc xuất Thư
thánh nhân, hưng thịnh nghiệp lớn mà không có nguồn gốc từ đó, chưa có
ai là không đảo điên nghiêng đổ. Ngỗi Hiêu
bị bại vong, Công Tôn Thuật
chiếm cứ đất Thục mà bị tiêu diệt là vết xe
đổ làm gương từ đời trước vậy. Thánh Thượng anh minh, tể thần lương
đống, sánh vai cùng nhau hưng khởi nhà vàng, lập nên huân lao to lớn một
thời. (Tôi) Vâng mệnh lai chinh, vẫn nghĩ đến âm hưởng tốt lành nghe
được, quả nhiên chỉ phiền sứ giả lại qua, thông báo phúc tin, đây chẳng
phải việc của người, há là trời mở cửa hay sao! Xưa Vi Tử theo Chu, đích
xác làm thượng khách. Bậc quân tử biết ứng phó, bảo tồn đạo nghĩa trong
biến động, tới với lời lẽ ôn hoà khiêm cung, lấy lễ mà vác quan tài, đều là
điển cố theo mệnh trời mà người sáng suốt đời trước đã làm. Nay bảo toàn
quốc gia là thượng sách, huỷ hoại quốc gia là tầm thường. Tự mình không
thấu hiểu thông suốt lý sự này, sao có thể tỏ rõ đạo nghĩa của bậc vương giả
được!” Thiện lại sai Thái Thường Trương Tuấn, Ích Châu Biệt Gía Nhữ