“Cô giáo Diệp, cô không biết ạ? Bên ngoài kia sắp thi đại học rồi!” Cô
bé gái phấn khích nói.
“Thi đại học?”
“Thì là vào đại học đó! Ai học tốt, ai được điểm cao thì sẽ được vào đại
học! Từ năm ngoái đã thế rồi, cô vẫn không biết ạ?!”
“Không giới thiệu nữa à?”
“Không, ai cũng được thi, cả con cái thành phần ‘năm loại đen”
(*)
trong
thôn cũng được nữa đó!”
(*) Cách gọi chung của năm thành phần: phú nông, địa chủ, phần tử
xấu, cánh hữu và phản cách mạng.
Diệp Văn Khiết ngẩn người ra một lúc, thầm cảm khái trước sự thay đổi
này. Mãi lâu sau, cô mới nhận ra bọn trẻ trước mặt vẫn đang cầm sách đợi
mình, vội vàng trả lời câu hỏi của chúng, bảo chúng rằng đó là do lực cản
không khí và trọng lực đã cân bằng nhau. Cô còn hứa, nếu sau này học hành
có gì khó khăn, chúng có thể đến tìm cô bất cứ lúc nào.
Ba ngày sau, lại có bảy đứa trẻ đến tìm Diệp Văn Khiết, ngoài ba đứa lần
trước, bốn đứa còn lại đều từ thôn trấn khác xa hơn. Lần thứ ba, có mười
lăm đứa trẻ đến tìm cô, cùng đi còn có cả một thầy giáo ở trường trung học
của thị trấn, vì thiếu người, ông ta phải dạy cả mấy môn toán, lý, hóa, ông
ta đến để hỏi Diệp Văn Khiết một số vần đề trong dạy học. Người này đã
quá ngũ tuần, mặt mũi đượm vẻ phong sương vất vả, đứng trước mặt Diệp
Văn Khiết cứ luống ca luống cuống, sách vở rơi bừa bãi dưới đất. Lúc ra
khỏi trạm gác, Diệp Văn Khiết nghe ông ta nói với các học sinh: “Các em,
nhà khoa học, đây là nhà khoa học thực sự đó!” Từ sau đận ấy, cứ dăm ba
ngày lại có lũ trẻ đến hỏi bài, có lúc đến đông quá, trong trạm canh không
đủ chỗ đứng, được sự đồng ý của lãnh đạo phụ trách công tác bảo vệ trong
căn cứ, lính gác dẫn họ vào cả nhà ăn, Diệp Văn Khiết kê một tấm bảng đen
nhỏ ở đó giảng bài cho lũ trẻ.