TAM THỂ: TẬP 1 - Trang 422

lúc này, vẫn còn ánh Mặt trời chiếu vào trong mặt phẳng đã bị uốn thành bề
mặt cong. Ảnh phản chiếu của thế giới Tam Thể trong chiếc gương biến
dạng giữa không gian đã hoàn toàn biến đổi. Khi tia nắng Mặt trời cuối
cùng biến mất, tất cả đều ẩn trong bóng tối. Đây là đêm tối nhất trong lịch
sử của thế giới Tam Thể . Dưới lực hấp dẫn của hành tinh và tác động cân
bằng của bức xạ điện từ nhân tạo, mặt phẳng proton hình thành một lớp vỏ
có bán kính bằng với quỹ đạo đồng bộ của hành tinh, hoàn toàn bao bọc cả
hành tinh vào trung tâm của nó.

Giá lạnh buông xuống. Mặt phẳng proton phản xạ toàn phần đã phản xạ

lại toàn bộ ánh sáng Mặt trời về không gian, nhiệt độ của thế giới Tam Thể
hạ xuống cấp tốc, cuối cùng giảm đến mức tương đương với thời điểm ba
ngôi sao bay xuất hiện dẫn đến sự hủy diệt của nhiều nền văn minh trước
đó. Tuyệt đại đa số công dân của thế giới Tam Thể đều đã thoát nước tồn
trữ, mặt đất bị bóng đêm bao phủ chỉ còn lại sự tĩnh lặng chết chóc. Trên
bầu trời, chỉ có những quầng sáng yếu ớt do bức xạ điện từ duy trì tấm màn
khổng lồ đang lắc lư, thi thoảng còn có thể trông thấy mấy điểm sáng di
động trên quỹ đạo đồng bộ, đó là các phi thuyền đang tiến hành khắc các vi
mạch lên mặt phẳng proton.

Nguyên lý của các vi mạch vi mô hoàn toàn khác với các vi mạch tích

hợp bình thường, vì vật liệu cơ sở không phải do nguyên tử cấu thành, bản
thân nó đã chỉ là một proton. Chuyển tiếp PN của mạch điện được hình
thành bằng cách tiến hành xoắn lực mạnh

(*)

trên cục bộ bề mặt proton, dây

dẫn cũng làm từ các meson truyền dẫn lực hạt nhân. Do bảng mạch cực lớn,
kích thước vĩ mô của mạch điện cũng rất lớn, dây dẫn dày bằng sợi tóc, ghé
sát mắt thường lại cũng có thể phân biệt rõ ràng. Nếu bay lại gần mặt phẳng
proton, liền có thể trông thấy cả một đồng bằng mênh mông bát ngát tạo
nên từ các vi mạch tinh vi phức tạp, tổng diện tích mạch điện gấp khoảng
mấy chục lần diện tích lục địa của hành tinh Tam Thế mà nó bao bọc ở bên
trong

(*) Một trong bốn tương tác cơ bản trong tự nhiên (lực mạnh, lực yếu,

lực hấp dẫn, lực điện từ), lực mạnh đóng vai trò giữ proton và neutron tạo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.