đà đầu đường bay đã tương đối chín muồi. Khó khăn nằm ở chỗ kiểm soát
quỹ đạo bay của thiết bị sao cho đi qua từng quả bom hạt nhân một cách
chuẩn xác, cùng với việc điều khiển bom nổ.
Mỗi quả bom cần phải nổ đúng vào thời điểm cánh buồm bức xạ vừa
bay qua nó. Tốc độ của cánh buồm càng lúc càng nhanh, yêu cầu chính xác
cũng càng lúc càng cao, nhưng dù cánh buồm đạt đến 1 % vận tốc ánh
sáng thì độ chính xác cần thiết cũng vẫn trên một nano giây, với công nghệ
thời đó, cố gắng thì vẫn có thể làm được.
Bản thân thiết bị bay không có bất cứ động cơ gì, hướng bay của nó
hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí của bom hạt nhân, mỗi quả bom đặt trên
đường bay đều có động cơ điều khiển để vào vị trí chính xác trước khi
cánh buồm bức xạ đến nơi. Khi lướt qua nhau, khoảng cách giữa bom và
cánh buồm chỉ có vài trăm mét, điều chỉnh khoảng cách này sẽ điều chỉnh
góc giữa lực đẩy của vụ nổ và cánh buồm, từ đó điều chỉnh quỹ đạo bay
của thiết bị.
Cánh buồm bức xạ là một màng mỏng và mềm, chỉ có thể dùng dây kéo
theo tải trọng cần thiết ở phía sau, làm cho thiết bị bay này thoạt nhìn như
một cái dù đổ bộ khổng lồ nằm dọc theo quỹ đạo bay. Tùy theo đương
lượng của quả bom, vụ nổ sẽ xảy ra ở phía sau tấm dù này từ ba đến mười
nghìn mét. Để tránh bức xạ từ vụ nổ ảnh hưởng đến khoang thiết bị, dây
buồm rất dài để khoang thiết bị ở thật xa phía sau, khoảng cách này dài
đến năm trăm kilômét. Bề mặt khoang được phủ chất liệu hạ nhiệt bay hơi,
nó không ngừng bốc hơi trong mỗi vụ nổ, vừa làm giảm nhiệt độ vừa
không ngừng giảm khối lượng của bản thân khoang xuống.
Giả sử chiếc dù đổ bộ siêu cấp này rơi xuống Trái đất, khi vật thể buộc
ở đuôi nó chạm vào mặt đất, bản thân dù vẫn còn ở trên không gian cách