người, phải chạy trốn đến vùng sa mạc hoang vắng phía Tây châu lục mới
may mắn sống sót... Kỳ thực, khi Tomoko đọc “Tuyên bố về khu bảo tồn
văn minh”, mọi người đều chú ý cô ta sử dụng từ “Reservation”, đây là
cách gọi đối với khu bảo tồn người da đỏ thuở trước. Cũng là ở một đại
lục xa xôi khác, sau khi những người văn minh đặt chân lên đó, số phận
của người da đỏ còn bi thảm hơn thổ dân Úc gấp bội phần.
Lúc mới dọn đến nhà Già Fraisse, AA hết sức tò mò với tất cả mọi thứ
trong gian nhà cũ kỹ ấy. Nơi đó dường như là một bảo tàng văn hóa thổ
dân Úc, khắp nơi đều được trang trí bằng các bức tranh trên vỏ cây và
phiến đá, các nhạc cụ làm bằng gỗ và thân cây khoét rỗng, váy tết bằng cỏ,
boomerang, giáo dài... Thứ khiến AA thích thú nhất là mấy hộp thuốc
nhuộm làm bằng đất sét trắng, đất son màu vàng và màu đỏ, cô biết ngay
thứ đó dùng để làm gì, bèn lấy ngón tay chấm vào bôi lên mặt, sau đó nhảy
nhót một điệu múa thổ dân mà cô xem được ở đâu đó, miệng kêu oa oa,
bảo rằng làm thế này có khi dọa cho mấy mụ đàn bà sống chung trước đó
sợ chết khiếp.
Già Fraisse cười cười lắc đầu, nói điệu nhảy ấy không phải của thổ dân
Úc, mà là người Maori, người ngoài thường lầm lẫn hai dân tộc này với
nhau, nhưng họ thực ra rất khác, một bên rất hiền lành, một bên lại là
những chiến sĩ hung hãn; mà kể cả điệu múa của người Maori cô cũng
không nhảy đúng, không nắm bắt được tinh thần của họ. Nói đoạn, ông lão
dùng thuốc nhuộm bôi lên mặt mình, nhanh chóng vẽ thành một mặt nạ
sinh động, rồi cởi áo, lộ ra bộ ngực ngăm đen cùng với cơ bắp rắn chắc
chẳng giống gì với độ tuổi. Ông lấy trong góc tường ra một cây giáo dài
thứ thiệt, nhảy cho họ xem điệu múa của những chiến binh Maori. Màn
biểu diễn của ông ngay tức khắc hút hồn hai cô gái, vẻ hiền hòa, đôn hậu
thường ngày của Già Fraisse đã biến mất không còn dấu vết, trong nháy