Điểm nghi vấn thứ ba: xác nhận của Nhẫn Chúa về lý thuyết khu rừng
đen tối. Hiển nhiên, Nhẫn Chúa biết được cụm từ “khu rừng đen tối” này
từ các tài liệu về lịch sử nhân loại trong hệ thống Rosetta được gửi cho nó.
Cụm từ này xuất hiện rất nhiều lần trong tài liệu lịch sử về kỷ nguyên Đe
dọa, được nó dẫn ra cũng là điều có thể hiểu được. Nhưng trong cuộc đối
thoại của Nhẫn chúa với đội thám hiểm, phần này hết sức ngắn gọn và mập
mờ, không đủ chứng minh rằng Nhẫn Chúa thực sự hiểu được hàm nghĩa
của cụm từ này.
Từ kỷ nguyên Đe dọa đến nay, nghiên cứu lý thuyết khu rừng đen tối đã
trở thành một ngành khoa học độc lập. Ngoài nghiên cứu lý thuyết, con
người còn tiến hành rất nhiều quan sát vũ trụ và mô phỏng trên máy tinh,
xây dựng nhiều mô hình toán học từ các góc độ khác nhau, nhưng đối với
hầu hết các học giả, lý thuyết này vẫn chỉ là một giả thuyết không thể
chứng thực và cũng không thể phủ định. Những người thực sự tin vào lý
thuyết khu rừng đen tối là các chính trị gia và công chúng, mà nhóm thứ
hai này phần lớn là dựa vào cảnh ngộ của bản thân để lựa chọn tin tưởng
hay phủ nhận lý thuyết này. Sau khi kỷ nguyên Phát sóng bắt đầu, công
chúng càng lúc càng có khuynh hướng cho rằng lý thuyết khu rừng đen tối
thực sự chỉ là bệnh hoang tưởng bị hại ở tầm mức vũ trụ mà thôi.
Khi mọi sự đã lắng xuống, mọi người bắt đầu chuyển hướng chú ý từ việc
phát thông tin đi khắp vũ trụ sang hồi tưởng lại toàn bộ các sự kiện từ khi
kỷ nguyên Đe dọa kết thúc đến nay. Những lời chỉ trích và phê phán Người
Giữ Gươm bắt đầu xuất hiện rợp trời rợp đất, nếu khi sự biến vừa xảy ra,
Người Giữ Gươm đã lập tức khởi động phát sóng, loan truyền thông tin đi
khắp vũ trụ, ít nhất cũng có thể tránh được thảm họa di dân sau đó. Nhưng