Ky
̉ nguyên Phát sóng năm thứ 8, điê
̉m Lagrange
giữa Trái đâ
́t và Mặt trời
Lại một lần nữa Trình Tâm đến vị trí điểm Lagrange nơi lực hấp dẫn của
Trái đất và Mặt trời cân bằng trong không gian. Lúc này, đã bảy năm trôi
qua kể từ ngày cô và Vân Thiên Minh gặp nhau. Hành trình lần này của cô
thoải mái hơn nhiều, cô đến đây với tư cách một người tình nguyện tham
gia thí nghiệm mô phỏng của dự án Boongke.
Thí nghiệm mô phỏng dự án Boongke do Hạm đội và Liên Hiệp Quốc
cùng đề xuất thực hiện, mục đích là thử nghiệm trong không gian vũ trụ
khả năng che chắn của các hành tinh khổng lồ ở vòng ngoài khi Mặt trời
bùng nổ.
Họ dùng một quả bom nhiệt hạch siêu cấp để mô phỏng vụ nổ Mặt trời,
hiện nay chỉ số sức mạnh của bom hạt nhân đã không còn tính bằng đương
lượng TNT nữa, nhưng quả bom này tương đương với 300 megaton. Để
mô phỏng môi trường vật lý của vụ nổ Mặt trời chân thực hơn, bên ngoài
quả bom còn bọc một lớp vỏ dày, mô phỏng những vật chất ngôi sao bắn ra
khi Mặt trời phát nổ. Tám hành tinh trong Hệ Mặt trời đều được mô phỏng
bằng các khối đá chuyển tới từ vành đai tiểu hành tinh, trong đó đường
kính của bốn khối đá mô phỏng bốn hành tinh đất đá khoảng 10 m, còn
bốn khối đá mô phỏng hành tinh khí khổng lồ thì lớn hơn nhiều, đều có
đường kính khoảng 100 m. Tám khối đá này được sắp xếp lơ lửng xung
quanh quả bom dựa theo tỷ lệ khoảng cách quỹ đạo của tám hành tinh, tạo
thành một Hệ Mặt trời thu nhỏ. “Sao Thủy” gần nhất cách “Mặt trời” 4 km,
“Sao Hải Vương” ở xa nhất thì cách “Mặt trời” 300 km. Họ tiến hành thử
nghiệm ở điểm Lagrange là để giảm bớt ảnh hưởng từ lực hấp dẫn của Trái