đất và Mặt trời, khiến hệ thống này có thể duy trì ổn định trong một
khoảng thời gian tương đối dài.
Xét từ góc độ khoa học, thí nghiệm này thực ra hoàn toàn không cần
thiết, chỉ cần dùng các số liệu đã có trong tay để mô phỏng trên máy tính là
có được kết quả tương đối đáng tin cậy rồi. Kể cả khi buộc phải thí nghiệm
thực tế thì cũng hoàn toàn có thể tiến hành trong phòng thí nghiệm, tuy quy
mô nhỏ hơn, nhưng chỉ cần thiết kế chi li tỉ mỉ cũng có thể đạt được độ
chính xác rất cao. Đối với người làm khoa học, thí nghiệm quy mô lớn
trong không gian như thế này là một hành động ngu ngốc như kẻ thiểu
năng trí tuệ vậy.
Nhưng dù là người khởi xướng ra thí nghiệm này hay những người
thiết kế và thực hiện nó đều hiểu rõ, mục đích tối hậu của thí nghiệm
không phải là nghiên cứu khoa học. Thực chất, nó là một chiến dịch tuyên
truyền cực kỳ tốn kém, nhằm xác lập lòng tin của cộng đồng quốc tế đối
với dự án Boongke. Muốn vậy, thí nghiệm cần phải hết sức trực quan, có
tác động thị giác mạnh, đồng thời tiện cho việc truyền hình trực tiếp khắp
toàn cầu.
Sau khi dự án chế tạo phi thuyền vận tốc ánh sáng bị phủ quyết triệt để,
cục diện ở Trái đất rất giống với thời điểm đầu kỷ nguyên Khủng hoảng.
Lúc đó, để chống lại người Tam Thể xâm lược, thế giới loài người đã tiến
hành đồng thời hai phương án, một là kế hoạch phòng ngự chủ lưu, xây
dựng hệ thống phòng thủ Hệ Mặt trời, hai là kế hoạch Diện Bích. Hiện nay,
kế hoạch sinh tồn chủ lưu của loài người là dự án Boongke, còn dự án Hắc
Vực thì giống như kế hoạch Diện Bích, là một cuộc mạo hiểm chứa đầy
những yếu tố chưa nắm được. Hai dự án này được tiến hành song song,
nhưng trước mắt dự án Hắc Vực chỉ có thể nghiên cứu lý thuyết cơ sở, tính