TÂM TÌNH VỚI ĐẤT MẸ - Trang 50

những hàng trăm vị Bồ tát có chỗ ngồi trong đó, mà nếu có cả triệu Bồ tát tới thăm
Siddharta thì cũng có không gian cho họ.

Một hình ảnh huyền thoại thi ca rất đẹp đã diễn tả được sự bao la của cái tất cả

trong cái một, cái vô cùng lớn trong cái vô cùng nhỏ. Thiện Tài Đồng Tử khi nghe
câu nói đó chắc chắn là hạnh phúc vô cùng.

Này Sudana, con có biết ta là Mẹ của Bụt không? Ta không phải chỉ là Mẹ của
các vị Bụt trong hiện tại, mà ta còn là Mẹ của các vị Bụt trong quá khứ và trong
tương lai.

Cái nhìn bất nhị

Chúng ta phải tập nhìn bằng con mắt bất nhị. Ta có tuệ giác gọi là bất nhị mà ta
không biết sử dụng. Ý thức của chúng ta có tính cách phân biệt, chia sự vật ra thành
từng cặp đối lập. Đó gọi là phân biệt trí

, vikalpa-jñàna. Ví dụ như chúng ta

cho rằng tay trái không phải là tay phải và tay trái có thể tồn tại ngoài tay phải. Đó
là sự phân biệt (discrimination). Nhưng ta không biết rằng tay trái nương vào tay
phải để hình thành. Chúng ta phân biệt tâm và vật, danh thân và sắc thân. Danh
thân

, nàmakàya là tâm, là thọ, tưởng, hành, thức của mình. Sắc thân

,

rùpakàya, là hình hài của mình. Chúng ta phân biệt một bên là hình hài (sắc) và
một bên là tâm lý (danh). Danh từ khoa học gọi là psychosoma. Psycho là tâm và
soma là vật. Sự thật là tâm không thể có được nếu không có vật, tâm và vật là hai
mặt của một thực tại. Không có vật thì không có tâm và không có tâm thì không có
vật.

Trong khi đó, khoa học chia thành hai ngành, một ngành chuyên về tâm, gọi là

tâm lý học và một ngành nghiên cứu về thân, gọi là sinh lý học, giống như tâm và
thân là hai cái tồn tại ngoài nhau. Thực ra nếu lấy tâm đi thì không có thân và nếu
lấy thân ra thì tâm cũng không còn. Thân và tâm dựa vào nhau mà thành lập như
mặt trái và mặt phải, lấy một mặt đi thì mặt kia cũng không còn. Vì vậy chúng ta
phải thấy tâm ở trong vật và vật

trong tâm, đó gọi là Vô Phân Biệt Trí

, nirvikalpa-jñàna. Có Vô Phân

Biệt Trí, chúng ta biết tâm và vật nương nhau mà có, như trái và phải, như trên và
dưới. Có khi Vô Phân Biệt Trí còn được gọi là Bất Nhị Trí, advaya-jñàna, tức tuệ
giác không chia chẻ làm hai: trong và ngoài, vật chất và tinh thần. Hiện nay nhiều
nhà khoa học vẫn còn vướng vào ý niệm: tâm thức là cái ở trong và thế giới được
nghiên cứu là vật ở ngoài, tức tâm thức là chủ thể và thế giới khách quan là đối
tượng. Khi nào còn sự phân chia giữa chủ thể và đối tượng, giữa tâm và vật thì khi
đó còn sự kỳ thị, phân biệt. Muốn đi được xa, nhà tu hành cũng như nhà khoa học

http://tieulun.hopto.org

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.