của ta, ta cũng đang góp một phần vào sai lầm ấy. Nếu ta có khả năng hiểu ra sự
thật này, rằng không chỉ ta đang khổ mà người khác cũng đang khổ thì đó đã là một
tuệ giác.
Khi thấy ai đó đang khổ, ta không muốn trừng phạt hay lên án người đó, mà ta
muốn giúp người đó bớt khổ. Nhưng nếu chính ta đang đầy sợ hãi, giận hờn, vô
minh và đau khổ thì ta làm sao giúp được người khác? Khi có hạnh phúc, ta nhẹ
nhàng hơn, tươi cười hơn, ai cũng dễ chịu khi ở gần ta và ta có khả năng giúp đỡ
người khác. Những nhà hoạt động và tranh đấu cần phải thực tập tâm linh để có khả
năng nuôi dưỡng hạnh phúc, xử lý khổ đau và giúp người bớt khổ, như vậy công
việc phụng sự thế giới của họ mới có hiệu quả. Nếu trong ta còn đầy giận dữ và bất
mãn thì ta không thể làm được gì cả.”
Tiếp xúc “Bản môn”
Điểm chính trong bài giảng của Thầy là, trong khi sống và sinh hoạt trong thế
giới tích môn (thế giới phân biệt, lưỡng nguyên), ta cần hiểu rằng hạnh phúc, an lạc
của ta tùy thuộc vào việc nhận diện và tiếp xúc với “bản môn”. Điều này rất quan
trọng. “Nếu ta có khả năng tiếp xúc sâu sắc với tích môn – một chiếc lá, một bông
hoa, một viên sỏi, một tia nắng, một con chim, ngọn núi, dòng sông và chính thân
thể ta – thì khi đó ta cũng đang tiếp xúc được với bản môn. Bản môn không thể
được diễn tả là con người hay phi con người, là vật chất hay tinh thần, chủ thể nhận
thức hay đối tượng nhận thức. Ta chỉ có thể nói rằng nó luôn luôn tỏa sáng và tự tỏa
sáng. Tiếp xúc với bản môn, ta cảm thấy hạnh phúc, thoải mái như con chim tự do
trên bầu trời, như con nai được tự do trên đồng cỏ. Ta biết rằng ta không cần phải
tìm kiếm bản môn ở ngoài ta, bản môn luôn có trong ta và trong mỗi phút giây.
Trong khi tin rằng có một phương cách tạo ra mối tương quan mật thiết hơn
giữa loài người và trái đất, Thầy cũng thấy được một hiểm họa thực sự đang xảy ra là
con người vẫn tiếp tục lối sống tàn hoại và nền văn minh này sẽ tới ngày sụp đổ.
Thầy nói tất cả những gì chúng ta cần làm là thấy được rằng chúng ta không làm
chủ được trước những phản ứng của thiên nhiên đối với những loài sinh vật khác.
“Khi nhu yếu sinh tồn bị thay thế bởi lòng tham lam và ngạo mạn thì bạo động sẽ
phát sinh và luôn đưa tới những hủy diệt không đáng có. Chúng ta đã học bài học
rằng gây bạo lực cho con người và cho những loài sinh vật khác chính là ta đang gây
bạo lực với chính ta, còn khi ta biết bảo hộ mọi loài thì ta cũng đang bảo hộ chính
ta.”
Lạc quan trước nguy cơ thảm họa
Trong thần thoại Hy Lạp, khi Pandora mở hộp quà, tất cả tai họa được thoát ra
http://tieulun.hopto.org