mặt bầu bĩnh của bạn, là đường cong của gáy và vai bạn. Bạn hãy nhìn bức
tượng này. Pancardi đã có lý: đó là công trình của một nghệ sĩ lớn. Các
cẳng chân thì vừa thanh nhã vừa rắn chắc, toàn thể hình dáng đưa đến cảm
giác của đà vươn lên và sự nhanh nhẹn. Thật là tuyệt... Chỉ có một khiếm
khuyết độc nhất, tuy nhiên, rất nhỏ và có lẽ bạn chưa chú ý.
- Có, có - Hortense khẳng định - Nó đã đập vào mắt tôi khi tôi thấy
biển hiệu ở bên ngoài. Ông muốn nói đến sự mất cân bằng phải thế không ?
Ông thần Mercure quá nghiêng ở trên cẳng chân mang ông. Người ta nghĩ
là thần sẽ đổ xuống phía trước.
- Tôi rất khen ngợi bạn - Rénine nói - Sự khiếm khuyết là khó nhận
thấy và cần có con mắt thành thạo mới phát hiện ra. Nhưng, thực tế một
cách lô-gic thì trọng lượng của thân người phải thẳng và theo những định
luật vật lý, tượng thần phải cắm đầu xuống.
Sau một lúc im lặng, ông nói tiếp:
- Tôi đã chú ý đến sự khiếm khuyết đó từ ngày đầu tiên. Làm sao tôi
lại không rút ra kết luận về điều đó được ? Tôi bị sốc vì người ta đã mắc lỗi
chống lại một định luật thẩm mỹ, trong lúc tôi cho rằng họ đã thiếu một
định luật vật lý. Nghệ thuật và tự nhiên đã không hòa hợp với nhau biết bao
! Và những định luật cầu trong lực bị rối loạn đến thế mà không có một lý
do căn bản nào...
- Ông muốn nói cái gì vậy ? Bị bỡ ngỡ bởi các nhận xét hình như rất
xa lạ với những suy nghĩ bí mật của bọn họ, Hortense hỏi - Ông muốn nói
gì vậy ?
- Ôi ! Không có gì - Ông trả lời - Tôi chỉ ngạc nhiên đã không hiểu
sớm hơn tại sao mọi thần Mercure này không đâm đầu xuống như là nhiệm
vụ của nó phải thế.
- Và lý do ?
- Lý do ? Tôi hình dung là Pancardi, trong khi mân mê bức tượng để
dùng nó phục vụ cho mục đích của mình, đã làm hỏng sự cân bằng nhưng
sự cân bằng đó được lặp lại nhờ một cái gì đó giữ ông thần ở phía sau để bù
lại tư thế rất bấp bênh của ông.
- Cái gì vậy ?