TÁN TỈNH BẤT KỲ AI - Trang 20

Tại sao những kích thích dường như vô nghĩa này lại có thể làm khởi
phát tình yêu? Chúng đến từ đâu? Liệu chúng có nằm trong gen của
chúng ta không?

Không, gen chẳng có liên quan gì tới chuyện phải lòng nhau của con
người. Bản chất vấn đề nằm sâu trong tâm lý chúng ta. Đầu đạn sẽ phát
hỏa khi chúng ta nhìn (nghe, ngủ, cảm thấy) cái gì đó ta thích nằm ngủ
yên trong tiềm thức chúng ta. Nó chảy ra từ lòng chiếc giếng gần như
không đáy mà hầu hết tính cách của chúng ta đều khởi phát từ đó –
những trải nghiệm thời thơ ấu. Quan trọng nhất, những gì xảy ra với
chúng ta trong khoảng từ 5 đến 8 tuổi. Khi ta còn rất nhỏ, một kiểu tiềm
thức “hằn sâu” diễn ra. Nó cũng tương tự như hiện tượng đã xảy ra ở một
số loài nhất định trong thế giới động vật.

Trong suốt những năm 1930, nhà lý thuyết người Úc lừng danh, tiến sỹ
Konrad Lorenz đã buộc một đàn vịt con phải gắn bó bất đắc dĩ với ông.
Quan sát cách lũ vịt con nháo nhác ngay sau khi nở, bắt đầu lẽo đẽo theo
mẹ – và tiếp tục làm như thế cho tới lúc trưởng thành – tiến sỹ Lorenz
quyết định tự mình sẽ tạo nên một ấn tượng “khắc sâu” với lũ vịt.

Ông cho ấp một lô trứng vịt trong lò. Ngay cái nhìn đầu tiên khi lũ vịt
nhỏ thoát khỏi vỏ trứng, ông đã cúi xuống thật thấp như thể ông là vịt mẹ
và âu yếm các quả trứng. Vỏ trứng đã được đập từ trước và lũ vịt cứ lẽo
đẽo đi theo vị tiến sỹ quanh phòng thí nghiệm.

Vì thế, bất kể việc tồn tại của những con vịt mẹ thực thụ, những chú vịt
nhỏ với ký ức hằn sâu này vẫn tiếp tục lẽo đẽo theo tiến sỹ Lorenz trong
mọi điều kiện có thể.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện tượng này không chỉ giới hạn trong
các loài chim. Họ đã quan sát thấy rất nhiều dạng thức ký ức hằn sâu
trong các loài cá, chuột lang, cừu, nai, bò và nhiều loài động vật có vú
khác.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.