TĂNG TỐC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 135

Để có thể thuyết phục người đối diện làm những điều ta muốn họ làm, hãy suy nghĩ sự việc

theo góc độ của người ấy, cũng như theo góc độ của mình và tự hỏi bản thân: “Tôi có thể làm gì

để người khác tự giác làm điều này?” Khi ấy chúng ta sẽ biết cách thảo luận và gợi ý để hướng

người đó thực hiện điều chúng ta mong muốn.

Nghệ thuật tạo thiện cảm

Nguyên tắc 1: Thật lòng quan tâm đến người khác
Hãy quan tâm một cách chân thành đến người khác. Bằng cách thật sự quan tâm về sở thích,

thói quen và những băn khoăn của người đối diện, chúng ta sẽ thắt chặt mối quan hệ giữa ta

với họ và nhận được sự hợp tác lâu dài của họ. Nhờ biểu lộ sự quan tâm chân thành tới người

khác, chúng ta không chỉ có thêm bạn bè mà còn có thể tăng thêm sự trung thành của nhân

viên, khách hàng… Lòng quan tâm chân thành sẽ tạo nên sự tích cực mầu nhiệm, không chỉ cho

người khác mà còn cho chính chúng ta.

Nguyên tắc 2: Hãy mỉm cười với người khác
Nụ cười rất quan trọng. Nó có giá trị hơn nhiều lời nói. Nụ cười làm cho người đối diện cảm

thấy chúng ta thân thiện và thích kết bạn với chúng ta. Tuy nhiên, đó phải là nụ cười tự nhiên

từ trong tâm chúng ta, chứ không phải một cái mỉm cười máy móc, vô hồn. Một nụ cười tự

nhiên, thân thiện sẽ hấp dẫn người khác đến với chúng ta. Khi cười, chúng ta mang lại niềm

hạnh phúc và suy nghĩ tích cực cho những người xung quanh và cho chính chúng ta.

Nguyên tắc 3: Nhớ tên người khác
Con người ai cũng yêu quý tên của mình và mong muốn người khác nhớ và gọi tên mình một

cách chính xác. Đó là lý do tại sao nhiều công ty được đặt theo tên của những người sáng lập,

hoặc những công trình như thư viện, bảo tàng, tòa nhà… được đặt theo tên người tài trợ. Để có

thể nhớ tên người khác, chúng ta hãy lặp lại tên của họ khi được giới thiệu, hãy tạo sự liên

tưởng giữa tên của họ với tính cách, hành vi, công ty, gia đình hay những mối quan tâm của họ.

Khi nhớ và gọi tên người khác một cách chính xác, chúng ta đã “ghi điểm” thiện cảm cao đối

với họ.

Nguyên tắc 4: Khuyến khích người khác nói và hãy lắng nghe nhiều hơn

Con người có một cái miệng và hai cái tai, vậy nên chúng ta hãy nói ít đi và lắng nghe người

khác nhiều hơn. Lắng nghe một cách tập trung và quan tâm sâu sắc đến những chi tiết, câu

chuyện mà người khác đang nói tức là chúng ta đã tạo được thiện cảm lớn đối với họ. Với

những nhân viên phục vụ khách hàng, lắng nghe những than phiền bực tức của khách hàng một

cách thật lòng tức là đã giảm bớt được phần nào sự khó chịu của khách.

Nguyên tắc 5: Nói về điều người đối diện quan tâm
Hãy nói về những điều mà người đối diện quan tâm. Tổng thống Theodore Roosevelt biết

cách làm cho câu chuyện trở nên cực kỳ thú vị, vì mỗi khi gặp ai ông đều tìm hiểu thật kỹ

những vấn đề mà ông biết người khách ấy đặc biệt quan tâm. Khi nói về những điều mà người

đối diện quan tâm, chúng ta đã tạo được thiện cảm rất cao đối với họ.

Nguyên tắc 6: Làm cho người đối diện cảm thấy mình quan trọng
Một nhu cầu cơ bản đôi khi có thể ẩn sâu trong từng người chính là mong muốn được người

khác đánh giá cao. Bằng cách đánh giá, khen ngợi người đối diện thật lòng, chúng ta đã nuôi

dưỡng và thỏa mãn nhu cầu được đánh giá cao, được cảm thấy mình quan trọng của họ. Thế

nhưng, chúng ta phải tuyệt đối tránh những lời khen, đánh giá giả tạo, không thật lòng.

12 cách hướng người khác tin tưởng và suy nghĩ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.