theo chúng ta
Cách số 1: Không tranh cãi
Khi tranh cãi với người đối diện, tức là ta sẽ cố gắng làm cho ý kiến của mình “thắng” ý kiến
của họ. Khi họ thua cuộc tranh cãi, họ sẽ cảm thấy khó chịu và mất mặt. Chúng ta hãy tránh
tranh cãi vì không ai chiến thắng khi tham gia vào một cuộc tranh cãi cả: nếu tranh cãi thua thì
rõ là chúng ta thua; nếu tranh cãi thắng thì chúng ta vẫn thua vì đã làm người đối diện cảm
thấy mất mặt và tổn thương lòng tự tôn. Vì thế, chúng ta hãy tránh tranh cãi. Cách giải quyết
tranh cãi tốt nhất là đừng để nó xảy ra.
Cách số 2: Tôn trọng ý kiến của người khác
Trước ý kiến của người khác, đừng nên bày tỏ sự không đồng tình của mình bằng những câu
tranh cãi từ lời nói, thái độ, hay điệu bộ.
Khi thách thức ý kiến của người khác, chúng ta không thay đổi được tư tưởng của họ. Thay
vào đó, chúng ta đang mời gọi họ phòng vệ và tấn công ngược lại chúng ta. Hãy tập tôn trọng ý
kiến của người khác, và đừng bao giờ nói rằng: “Anh/chị sai rồi!”
Cách số 3: Thẳng thắn thừa nhận sai lầm của mình
Nếu chúng ta sai, hãy nhanh chóng và thẳng thắn thừa nhận điều đó. Việc thừa nhận mình đã
sai đặc biệt hữu ích khi người đối diện đang muốn chứng minh cái sai của chúng ta. Thừa nhận
mình đã sai tốt hơn là phải nghe những lời chỉ trích từ người đối diện. Khi thừa nhận mình sai,
chúng ta sẽ có cơ hội được người đối diện thông cảm và hỗ trợ. Khi chúng ta sai mà không
thừa nhận, mọi việc sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Cách số 4: Nhẹ nhàng, thân thiện khi giao tiếp
Ngay cả khi đang tức giận, hãy cố gắng nói chuyện nhẹ nhàng, thân thiện. Chúng ta không thể
giành chiến thắng khi người đối diện đang suy nghĩ tiêu cực về chúng ta. Nhưng nếu tỏ ra thân
thiện, làm dịu đi cảm giác bực tức của người đối diện, thì chúng ta có cơ hội thuyết phục họ
nghe theo quan điểm của mình.
Cách số 5: Áp dụng bí quyết của Socrates để nhận được sự đồng ý của người đối diện
Chúng ta sẽ gặp nhiều trở ngại khi bắt đầu câu chuyện bằng sự không đồng ý của người khác.
Hãy bắt đầu một cuộc nói chuyện bằng cách nhấn mạnh những điểm mà hai bên đã đồng
thuận. Khi đã có những câu trả lời “đồng ý”, chúng ta và người đối diện mới nên tiến tới bàn
luận những vấn đề khó hơn.
Cách số 6: Hãy để người đối diện nói khi phải đối đầu
Trong trường hợp có sự đối đầu, chúng ta hãy để người đối diện nói và trình bày quan điểm
của họ. Do được khuyến khích và lắng nghe một cách chân thành, người đối diện sẽ bày tỏ hết
những mối quan tâm của họ và sẽ hài lòng về bản thân và kiến thức của mình. Hãy để họ cảm
thấy chính họ mới là người làm chủ cuộc nói chuyện. Đó là cách khôn ngoan để làm cho người
khác lắng nghe chúng ta một cách tự nhiên.
Cách số 7: Hãy để người đối diện tin rằng họ mới là người đưa ra ý tưởng đầu tiên
Hãy khéo léo hướng người khác tin rằng những ý tưởng quan trọng đều do họ nghĩ ra. Khi họ
tin như vậy, họ sẽ dễ dàng hợp tác với chúng ta.
Cách số 8: Đặt mình vào hoàn cảnh người đối diện
Hãy đặt mình vào hoàn cảnh cảnh của người đối diện để có thể hiểu rõ hơn về mong muốn,
nhu cầu cũng như nguyên nhân hành động của họ.
Cách 9: Đồng cảm với mong muốn của người đối diện
Hãy thể hiện sự đồng cảm với suy nghĩ và mong muốn của người khác. Câu nói tuyệt vời mà