TÀO THÁO - THÁNH NHÂN ĐÊ TIỆN TẬP 2 - Trang 528

[58]

Hán Hoàn đế (132-167) tên thật là Lưu Chí, là vị hoàng đế

thứ 11 nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.

[59]

Quảng Lăng tán là một trong Trung Hoa thập đại danh khúc.

Có nhiều câu chuyện liên quan đến khúc nhạc này. Trong đó có thuyết
kể rằng, Phụ thân của Nhiếp Chính thời Chiến Quốc phụng mệnh đúc
kiếm cho Hàn Vương, do trễ ngày giao kiếm nên bị thảm sát, Nhiếp
Chính vì phụ thân trả thù luyện đàn mười năm, nổi tiếng khắp nơi
được Hàn Vương triệu vào đàn. Nhiếp Chính nhân cơ hội này giết chết
Hàn Vương rồi hủy dung nhan, tự tử để khỏi liên lụy thân nhân. Người
đời sau vì cảm khái câu chuyện này mà soạn nên khúc Quáng Lăng
tán.

[60]

Sư khoáng: tự Tử Dã, người Hồng Động, Sơn Tây, nhạc sư

nước Tấn thời Xuân Thu, tinh thông âm luật, giỏi đàn cầm, có thể
nghe âm thanh biết điềm lành dữ.

[61]

Câu này trong thiên Tiên tiến – Luận ngữ. (Do Khổng Tử và

các học trò ghi chép lại)

[62]

Chu Hy giải thích về “phú”, “tỉ”, “hứng” như sau: “Phú là

trình bày sự việc rồi viết thẳng ra. Tỉ là lấy vật kia so sánh với vật này.
Hứng là trước nói đến một vật khác để dẫn đến lời của thơ”. Nói một
cách dễ hiểu thì “phú” là để trần thuật, “tỉ” là ví dụ so sánh, “hứng” là
qua một vật, một việc để gợi hứng cho bài thơ.

[63]

Khởi, thừa, chuyển, hợp: các khái niệm trong lý luận văn học

cổ Trung Quốc, được coi là một kết cấu cơ bản của một bài văn. Khởi:
mở đầu. Thừa: diễn rộng ý. Chuyển: chuyển hướng nội dung. Hợp:
thâu tóm kết luận.

[64]

Cung, thương, giốc, chủy, vũ là hệ thống ngũ âm trong âm

nhạc cổ Trung Hoa.

[65]

Một loài chim cắt nhỏ, mỏ quặp, rất khôn, bay rất nhanh,

người ta nuôi dùng để đi săn, còn có tên là cốt linh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.