Đế Lâm: là một trong những bài hát dùng trong lễ tế giao.
Trong đó: Đế Lâm hát để cúng tế Trung ương Hoàng đế, Thanh
Dương: hát để cúng tế Đông phương Thanh đế, Chu Minh: hát để
cúng tế Nam phương Xích đế, Tây Hạo: hát để cúng tế Tây phương
Bạch đế, Huyền Minh: hát để cúng tế Bắc phương Hắc đế. Vân kiều,
Dục Mệnh: là tên các điệu múa trong lối múa Bát Dật dùng tế trời đất
khi xưa. Trong “Hậu Hán Thư – Tế tự chí – Trung” có chép: Mười tám
ngày trước ngày Lập thu,... tế Hoàng đế hậu thổ... múa các điệu “Vân
Kiều”, “Dục Mệnh” trong lối Bát Dật.
Người xưa có quan niêm mùa thu thuộc hành kim, mọi vật
điêu tàn, khí nghiêm khắc sát phạt, phù hợp cho việc săn bắn và xử tội
phạm nhân.
Hai câu này nằm trong bài Lộc minh, thiên Tiểu nhã, Kinh thi.
Nghĩa là: Huơ huơ hươu kêu, ăn cỏ bình ở đồng nội.
Dưỡng Do Cơ cũng gọi Dưỡng Diêu Cơ. Ở đây nguyên văn là
chữ Diêu không phải Do (606 TCN-559 TCN) là người nước Sở thời
Xuân Thu. Ông là một danh tướng dưới hai đời vua Sở Trang Vương
và Sở Cung Vương, nổi tiếng về tài bắn cung “bách bộ xuyên dương”
(cách xa 100 bước bắn xuyên qua lá dương).
Thành ngữ “kinh cung chi điểu” có trong điển tích Chiến
quốc sách. Canh Luy đứng trước Ngụy Vương, giương cung không có
tên, giả bắn một phát, con chim nhạn rơi xuống. Canh Luy giải thích
với vua rằng: “Sở dĩ như vậy là vì con chim này bị thương, vết thương
chưa lành và lòng khiếp sợ chưa tan, cho nên thấy giương cung lên là
sợ hãi”. Nghĩa bóng: Bị nạn hụt một lần thì e ngại, sợ hãi, hoảng hốt.
Huyện Đốn Khâu: tên một huyện đặt từ thời Tây Hán, vị trí ở
Tây nam huyện Thanh Phong, tỉnh Hà Nam ngày nay.
Bài thơ Phỉ Phong thuộc phần Cối Phong, Kinh thi. Bản dịch
của Tạ Quang Phát, người dịch Châu Hải Đường có sửa vài chữ.