kiến lập, làm chức Hà Nam doãn, phong Phồn Dương hầu, sau lại đổi
thăng lên làm Nhữ Nam Thái thú, niên hiệu Kiến Vũ đời Hán Quang
Vũ, lên làm tướng, nhận chức đại tư đồ. Tuy rất có tiếng tăm, nhưng
Âu Dương Hấp lại không biết tự trọng, ỷ vào quyền thế, tham lam vô
độ. Một lần, Quang Vũ đế sai quan thanh tra điền địa của các quan
lương từ hai ngàn thạch trở lên, đã tra ra trong thời gian làm Thái thú
Nhữ Nam, Âu Dương Hấp đã gian dối trong việc đo đạc đất dai, tham
ô hơn ngàn vạn tiền, nên bị bắt vào giam, sau phải chết trong ngục.
Theo Sử ký - Hạng Vũ bản kỷ, Hạng Vũ đánh nhau với quân
Tần, sau khi qua sông bèn sai đập hết nồi, dìm hết thuyền biểu thị
quyết tâm phải chiến thắng, chỉ tiến không lui.
Hàn, Bành: tức Hoài Âm hầu Hàn Tín và Kiến Thành hầu
Bành Việt, hai danh tướng theo phụng sự Hán Cao tổ, sau đều bị giết
cả.
Nghĩa là Hỡi ôi, đau đớn thay! Cụm từ này thường được sử
dụng trong văn tế, ý ở đây ám chỉ Đào Khiêm chưa kịp thao túng Lưu
Bị thì đã chết rồi.
Mũ điêu thiền: tức điêu thiền quan, loại mũ bằng lông điêu -
một loại cáo, có gắn trang sức hình ve sầu phía trên. Là loại mũ dùng
cho quan lại, quý tộc đời xưa.
Cân của Trung Quốc tương đương với 1/2 kg chuẩn. Tức là
40 cân = 20kg.
Tam thiên: ba lần dời chỗ ở. Ở đây Tào Tháo nhắc đến tích
Mạnh mẫu khi xưa ba lần đổi chỗ ở để dạy con phải học hành.
Quá đình: Đi qua sân. Câu này Tào Tháo nhắc đến chuyện
con trai Khổng Tử là Khổng Lý, khi đi qua sân gặp Khổng Tử đang
đứng ở đó. Khổng Tử liền hỏi Khổng Lý về việc học Kinh thi, và bảo:
“Không học Kinh thi thì lấy gì để nói.” Lại lần khác như vậy, Khổng
Tử lại hỏi con về việc học Lễ, lại bảo: “Không học Lễ thì lấy gì để lập
thân. Qua 2 câu thơ trên, Tào Tháo muốn nói việc mình không còn
mẹ, cha để được dạy bảo.