không cần học cú pháp, văn phạm gì cả. Các cụ đồ nho ta xưa học chữ
Hán cổ, đọc chữ nho không biết “văn phạm” là cái gì mà viết vẫn hay,
ấy là nhờ nắm vững hư từ “chi, hồ, giả, dã...” vậy.
Theo thiên Hồng phạm sách Thượng thư, ngũ phúc bao gồm:
“Nhất viết thọ, nhị viết phú, tam viết khang ninh, tứ viết tu hiếu đức,
ngũ viết khảo chung mệnh.” Tạm dịch: Thứ nhất là thọ (mệnh không
đứt gãy tuổi thọ dài lâu), thứ hai là phú (tiền tài đủ đầy địa vị tôn quý),
thứ ba là khang ninh (thân thể dẻo dai tâm tình thư thái), thứ tư là tu
hiếu đức (tính tình thiện nhân khoan dung độ lượng), năm là khảo
chung mệnh (sống trọn tuổi thọ, có thể biết trước thời điểm mình
chết).
Tạm dịch: Việc binh là đại sự quốc gia, là chỗ sống chết, là
đạo tồn vong.
Thời Xuân Thu, Sở Trang vương dàn quân ở Lạc Thủy, thị
uy với nhà Chu. Nhà Chu sai sứ giả đến úy lạo, Sở Trang Vương bèn
hỏi về cửu đỉnh - tương truyền do Hạ Vũ đúc khi trị thủy, được coi là
quốc bảo thời Tam Đại - lớn nhỏ nặng nhẹ thế nào, hàm ý muốn đoạt
thiên hạ của nhà Chu. Sau dùng chữ “vấn đỉnh” để chỉ ý muốn mưu đồ
vương vị.
Ý chỉ tấu biểu ủng hộ việc lên ngôi.
Là người được nhận ý chỉ của vua để thuận tiện hành sự, có
thể ban phong chức tước.
Chương hiển tức là biểu dương ca ngợi. Ở đây giữ nguyên
âm Hán Việt vì ngay câu sau có nhắc đến tên của con trai Tào Tháo là
Tào Chương, để độc giả tiện theo dõi.
Tạm dịch: Nhận mệnh ở trời, lâu bền hưng thịnh.
Viên đạn bắn có thể làm cho băng tan chảy.
Tuổi bất hoặc: tức tuổi bốn mươi. Vốn có nguồn gốc từ Luận
ngữ: “Tử viết: Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học; tam thập nhi lập; tứ
thập nhi bất hoặc; ngũ thập nhi tri thiên mệnh...” Tạm dịch: Khổng tử