Thời cổ đại, khi con trai đến tuổi trưởng thành sẽ được làm
lễ đội mũ.
Một giống thú giúp đem lại giàu sang trong truyền thuyết.
Đây là bài Kỳ úc trong phần Vệ Phong - Kinh thi, nội dung là
khen tặng vua tiến ích việc tu thân. Bản dịch của Tạ Quang Phát, có
sửa vài chữ.
Đây là bài Phú điền thuộc phần Tiểu Nhã, Kinh thi. Bản dịch
Tạ Quang Phát.
Chữ Mặc Tử đọc gần giống chữ Ma Tử (nghĩa là cối xay). Ở
đây Hạ Hầu Uyên không biết Mặc Tử nên nghe không ra.
Ý nói con cái khi phụng dưỡng cha mẹ, khó nhất là ngoài
mặt phải vui vẻ hòa nhã, không cáu giận.
Trong quan chế triều Hán, phàm chức quan nào có thêm chữ
Giả phía trước, đều có nghĩa là ở vị trí thứ hai. Giả Tư mã ở đây có
nghĩa là chức phó của Tư Mã.
Nghĩa là: Cùng vui hòa mình với vạn vật. Chữ trong Đạo
Đức Kinh - Lão Tử.
Tạm dịch: Vào rừng săn hưu, mà không có người dẫn đường.
Những người được phong tước vương hầu đều có đất phong
để hưởng sự cung phụng, trở về đất phong gọi là “tựu quốc”. Trên
thực tế, “tựu quốc” thường là bị tước mất thực quyền, đuổi khỏi triều
đình.
Nguyên văn: “Trị đại quốc nhược phanh tiểu tiên”. Câu này
xuất xứ từ sách Lão Tử, ý nói việc trị nước lớn phải cẩn thận như nấu
con cá nhỏ, chỉ một sơ suất cũng có thể hỏng nát mất!
Tiếng Hán cổ đại (văn ngôn) khó nhất là cách dùng hư từ.
“Chi, hồ, giả, dã, yên, tai..” là những hư từ của tiếng Hán cổ. Nắm
vững cách dùng mấy chữ này thì phần văn pháp coi như đã thông,