Cao hoang: người xưa gọi phần màng mỡ đầu tim là “cao”,
bộ phận giữa cơ hoành và tim gọi là “hoang”.
Lâu xa: một loại máy gieo hạt thời xưa.
Đời Hán coi nghề y là việc của người hạ đẳng, quy vào với
vu sư thuật sĩ, cùng hàng với thợ thuyền, buôn bán, không thể nhập sĩ
làm quan. Trước Hoa Đà, Trương Cơ, thời Đông Hán cũng có danh y
Phí Trường Phòng làm thuốc cứu đời, cũng là người vừa trị bệnh vừa
bắt quỷ, chưa hình thành một hệ thống nghề nghiệp độc lập.
Sơn Việt: đời Hán, các dân tộc thiểu số ở phương nam như
người Choang, người Động, người Mèo... được gọi chung là Sơn Việt.
Vì họ có rất nhiều chi hệ nên còn gọi là Bách Việt. Đời Hán, các thế
lực Sơn Việt còn rất lớn mạnh, gần như bao trùm cả các khu vực
Giang Tô, Giang Tây, Triết Giang... Sau đó mới dần dần bị người Hán
đồng hóa.
Lễ thái lao: một trong những đẳng cấp về đồ tế phẩm trong
việc tế lễ thời xưa. Thương thường tế tự thiên tử dùng lễ thái lao, tức
là dùng ba con vật (tam sinh) là lợn, trâu, dê để cúng tế; tế tự chư hầu
thì dùng lễ trung lao chỉ có trâu, dê mà không có lợn.
Ký thất: chức quan phụ trách việc khởi thảo văn thư.
Phục duy thượng hưởng: câu cuối thường dùng trong văn tế
xưa. Đại ý là: Cung kính quỳ phục xuống đất, xin người được tế bái
thụ hưởng đồ cúng lễ.
Viên Thiệu có ba con trai đã thành niên, con trưởng Viên
Đàm tự Hiển Tư, con thứ hai Viên Hy tự Hiển Ung, con thứ ba Viên
Thượng tự Hiển Phủ. Ngoài ra còn một con trai út là Viên Mãi tuổi
còn nhỏ.
Hồng Câu: còn gọi là Lang Đãng Cừ, là vận hà nhân tạo đầu
tiên trong lịch sử Trung Quốc, nối liền hai con sông lớn là Hoàng Hà
và Hoài Hà. Bắt đầu được đào vào đời Ngụy Huệ Vương thời Chiến