Đổng Chiêu chợt dừng bước rồi lại đi tiếp, chậm rãi mà rằng: - Ngươi theo
ta, có gì qua chỗ ta hãy nói.
- Thưa vâng. - Vương Tất vâng một tiếng rồi khép nép đi sát Đổng Chiêu.
Nhìn theo bộ dạng khoan thai đường bệ không nhanh không chậm, Vương
Tất thầm nghĩ đến lai lịch của Đổng chiêu: chiêu tự là Công Nhân, sinh
ở Định Đào, Tế Âm, vì là nhân sĩ Duyện Châu nên ông ta cũng đặc biệt ưu
ái trước việc Tào Tháo nắm giữ Duyện Châu. Kỳ thực Chiêu theo đường sĩ
hoạn khá sớm, buổi đầu binh định Khăn Vàng, khi danh thần tiên triều
Giả Tông nhậm chức Thứ sử Kỷ châu thì Chiêu đã lãnh nhậm chức Huyện
trưởng Ảnh Đào, cũng nổi tiếng là thanh liêm. Sau này khi thiên hạ biến
loạn, Chiêu đi theo nương dựa Viên Thiệu, làm đến Thái thú Cự Lộc. Bấy
giờ quân Hắc Sơn thừa lúc Viên Thiệu và Công Tôn Toản giao chiến
mà đánh phá Nghiệp Thành, giết được thái thú Ngụy Quận là Lật Thành,
Viên Thiệu sau khi dẹp yên liển cho Chiêu tiếp nhận làm Thái thú Ngụy
Quận. Khi ấy Ngụy Quận là căn cứ địa của Viên Thiệu, có thể giao một
chức trọng yếu như vậy cho Đổng Chiêu, đủ thấy Viên Thiệu coi
trọng Đổng Chiêu thế nào. Nhưng cũng chính mối quan hệ hòa hợp đến
nhường ấy mà bỗng nhiên xuất hiện rạn nứt. Em ruột Đổng Chiêu là Đổng
Phóng phục tùng dưới trướng Trương Mạc, cũng vì chuyện của Lã Bố mà
Viên Thiệu và Trương Mạc mới nảy sinh bất đồng, hai nhà dần đối đầu như
kẻ thù, Đổng Chiêu thấy hơi bất an, cứ mỗi lần nghĩ đến chuyện hai người
tâm phúc khi xưa là Lưu Huân, Trương Đạo chết chỗ Viên Thiệu lại thấy
không lạnh mà run. Thế là Chiêu thêu dệt nên một câu chuyện, nói là
thay Viên Thiệu đến Tây kinh bái yết thiên tử, nhưng kỳ thực lại quay dầu
chạy theo Trương Dương thái thú Hà Nội.
Trương Dương là kẻ cũng chẳng làm được trò trống gì, đã chẳng giỏi binh
pháp lại không có mưu lược, nhưng được cái ăn ở đối đãi rất tử tế và biết
cách dung nạp người khác nên Đổng chiêu đành tạm lưu lại dưới trướng
cho qua những ngày lỡ dở. Mãi đến khi Vương Tất phụng mệnh Tào Tháo
đến Tây kinh dâng biểu, giữa đường bị Trương Dương bắt giữ. Đổng Chiêu
tuy chưa từng gặp qua Tào Tháo nhưng thường dùng lời tốt nói cho, không