Vương rồi hủy dung nhan, tự tử để khỏi liên lụy thân nhân. Người đời
sau vì cảm khái câu chuyện này mà soạn nên khúc Quáng Lăng tán.
Sư khoáng: tự Tử Dã, người Hồng Động, Sơn Tây, nhạc sư
nước Tấn thời Xuân Thu, tinh thông âm luật, giỏi đàn cầm, có thể nghe
âm thanh biết điềm lành dữ.
Câu này trong thiên Tiên tiến – Luận ngữ. (Do Khổng Tử và
các học trò ghi chép lại)
Chu Hy giải thích về “phú”, “tỉ”, “hứng” như sau: “Phú là
trình bày sự việc rồi viết thẳng ra. Tỉ là lấy vật kia so sánh với vật này.
Hứng là trước nói đến một vật khác để dẫn đến lời của thơ”. Nói một
cách dễ hiểu thì “phú” là để trần thuật, “tỉ” là ví dụ so sánh, “hứng” là
qua một vật, một việc để gợi hứng cho bài thơ.
Khởi, thừa, chuyển, hợp: các khái niệm trong lý luận văn học
cổ Trung Quốc, được coi là một kết cấu cơ bản của một bài văn. Khởi:
mở đầu. Thừa: diễn rộng ý. Chuyển: chuyển hướng nội dung. Hợp:
thâu tóm kết luận.
Cung, thương, giốc, chủy, vũ là hệ thống ngũ âm trong âm
nhạc cổ Trung Hoa.
Một loài chim cắt nhỏ, mỏ quặp, rất khôn, bay rất nhanh,
người ta nuôi dùng để đi săn, còn có tên là cốt linh.
Đế Lâm: là một trong những bài hát dùng trong lễ tế giao.
Trong đó: Đế Lâm hát để cúng tế Trung ương Hoàng đế, Thanh Dương:
hát để cúng tế Đông phương Thanh đế, Chu Minh: hát để cúng tế Nam
phương Xích đế, Tây Hạo: hát để cúng tế Tây phương Bạch đế, Huyền
Minh: hát để cúng tế Bắc phương Hắc đế. Vân kiều, Dục Mệnh: là tên
các điệu múa trong lối múa Bát Dật dùng tế trời đất khi xưa. Trong
“Hậu Hán Thư – Tế tự chí – Trung” có chép: Mười tám ngày trước
ngày Lập thu,... tế Hoàng đế hậu thổ... múa các điệu “Vân Kiều”, “Dục
Mệnh” trong lối Bát Dật.
Người xưa có quan niêm mùa thu thuộc hành kim, mọi vật
điêu tàn, khí nghiêm khắc sát phạt, phù hợp cho việc săn bắn và xử tội