TÀO THÁO - THÁNH NHÂN ĐÊ TIỆN TẬP 6 - Trang 530

phạm nhân.

[68]

Hai câu này nằm trong bài Lộc minh, thiên Tiểu nhã, Kinh thi.

Nghĩa là: Huơ huơ hươu kêu, ăn cỏ bình ở đồng nội.

[69]

Dưỡng Do Cơ cũng gọi Dưỡng Diêu Cơ. Ở đây nguyên văn là

chữ Diêu không phải Do (606 TCN-559 TCN) là người nước Sở thời
Xuân Thu. Ông là một danh tướng dưới hai đời vua Sở Trang Vương
và Sở Cung Vương, nổi tiếng về tài bắn cung “bách bộ xuyên dương”
(cách xa 100 bước bắn xuyên qua lá dương).

[70]

Thành ngữ “kinh cung chi điểu” có trong điển tích Chiến quốc

sách. Canh Luy đứng trước Ngụy Vương, giương cung không có tên,
giả bắn một phát, con chim nhạn rơi xuống. Canh Luy giải thích với
vua rằng: “Sở dĩ như vậy là vì con chim này bị thương, vết thương
chưa lành và lòng khiếp sợ chưa tan, cho nên thấy giương cung lên là
sợ hãi”. Nghĩa bóng: Bị nạn hụt một lần thì e ngại, sợ hãi, hoảng hốt.

[71]

Huyện Đốn Khâu: tên một huyện đặt từ thời Tây Hán, vị trí ở

Tây nam huyện Thanh Phong, tỉnh Hà Nam ngày nay.

[72]

Bài thơ Phỉ Phong thuộc phần Cối Phong, Kinh thi. Bản dịch

của Tạ Quang Phát, người dịch Châu Hải Đường có sửa vài chữ.

[73]

Em vợ.

[74]

Thiền vu là tước hiệu của các lãnh đạo tối cao của dân du mục

ở Trung Á trong 8 thế kỷ, bắt đầu từ thời kì nhà Chu (1045 – 256 TCN)
và thay thế nó là tước hiệu “khả hãn” vào năm 402. Tước hiệu này
được thị tộc Luyên Đê của người Hung Nô sử dụng dưới thời nhà Tần
(221 – 206 TCN) và nhà Hán (206 TCN–220 SCN).

[75]

Là tước hiệu của người đứng đầu dân du mục vùng Trung Á,

tước hiệu này tồn tại từ khoảng năm 1045 – 256 TCN, sau đó được thay
thế bằng tước hiệu Khả Hãn.

[76]

Từ xưng hô, dùng để gọi cha.

[77]

Từ xa chạy về lo đám tang cho cha mẹ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.