Vấn tức Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn - đây là bốn bộ sách quan trọng
trong Đông y được người xưa biên soạn trong thời gian từ thời Tiên
Tần đến trước thời Đông Hán, bao gồm các học thuyết về sinh lý, âm
dương...
Kỳ Hoàng diệu thủ: Kỳ Hoàng là chỉ Kỳ Bá và Hoàng Đế,
tương truyền là hai vị tổ của y gia Trung Quốc, vì vậy người ta dùng
hai chữ này để chỉ y thuật. Kỳ Hoàng diệu thủ: nghĩa là cao thủ trong
nghề y.
Tề Hoàn Công ở đây không phải là Tề Hoàn Công Khương
Tiểu Bạch - một trong ngũ bá thời Xuân Thu, mà là Điền Ngọ - vị vua
thứ ba của nước Tề, họ Điền thời Chiến Quốc. Vì Điền Ngọ từng dời
đô đến Thượng Thái, cho nên trong một số sách vở còn gọi là Thái
Hoàn Công.
Người bị đau đầu quá, trước hết châm trên đỉnh đầu, cùng
giữa hai lông mày trên trán cho chảy máu ra.
Huyệt Thiên trụ, chữa chóng mặt hoa mắt. Trong Châm cứu
giáp ất kinh có chép: do việc hoa mắt có nhiều mức độ khác nhau, nên
phân biệt ra châm bên phải hay trái.
Lấy đau để khỏi: câu này có trong Hoàng đế Nội kinh, tức là
huyệt Á thị mà đời sau nói đến. Huyệt này không cố định, mà là nói
đến việc hạ châm ở cạnh bên trái chỗ thấy đau. Vì khi tìm huyệt này
người bệnh thường đau quá mà kêu “Á!” nên có tên gọi là “Á Thị”.
Đột môn: một loại cửa ngầm ở tường thành thời xưa, chỉ để
một lớp tường thành mỏng phía bên ngoài, còn phía trong thì đào sâu
vào trong tường, nấp sẵn phục binh để quân giữ thành có thể bất ngờ
phá lớp tường thành mỏng xông ra tập kích quân công thành, khiến họ
trở tay không kịp. Loại cửa ngầm này chỉ có quân trong thành mới nhìn
thấy, sau khi sử dụng có thể xây lấp kín lại, cho nên bên tấn công
không dễ phát hiện ra và hạ thủ ở chỗ ấy. Dưới thời Chiến Quốc đã có
loại cửa giúp cho hoạt động phòng ngự như vậy, trong sách Mặc Tử,
Thiên Thủ thành đã có những ghi chép liên quan.