TÀO THÁO - THÁNH NHÂN ĐÊ TIỆN TẬP 6 - Trang 551

[296]

Vũ tượng là múa võ vậy, ấy là điệu múa nhỏ có dùng giáo và

khiên.

[297]

Nay là phía tây nam huyện Phương Thành tỉnh Hà Nam,

Trung Quốc.

[298]

Nguyên văn Hán Việt: “hi” nghĩa là lợn lòi, lợn rừng.

[299]

Quá thiệp diệt đỉnh: qua sông lội ngập đầu - Chữ trong hào

Thượng Lục, quẻ Đại Quá, Kinh Dịch. Vương Bật chú: gây lỗi quá
nhiều sẽ đến nỗi bị trừ diệt.

[300]

Chúc Chi Vũ: người nước Trịnh thời Xuân Thu. Năm 630

trước Công Nguyên, hai nước Tần, Tấn hợp binh vây nước Trịnh, Chúc
Chi Vũ liền đến Tần doanh, trình bày sự lợi hại với Tần Mục Công,
cuối cùng đã khiến Tần Mục Công rút quân không đánh nước Trịnh
nữa, cứu được nước Trịnh khỏi cơn binh hỏa.

[301]

Có thành đá hào sâu, quân sĩ mặc giáp hàng trăm vạn mà

không có lương thực cũng không thể giữ được.

[302]

Trọng Hủy, hay Lai Chu là danh thần thời Ân Thương, từng

phò tá Thương Thang, cùng với Y Doãn là hai tướng tả hữu. Câu: “Kẻ
loạn thì ta đoạt lấy, kẻ mất thì ta lấn át” được trích trong Tả Truyện.

[303]

Kẻ loạn thì ta đoạt lấy, kẻ mất thì ta lấn át, lật đổ nơi vong

đạo, củng cố nơi có đạo, đó là lợi cho nước vậy.

[304]

Bát dật: điệu múa có tám hàng, mỗi hàng tám người.

[305]

Kế bạ: đời Hán, các địa phương mỗi năm đều có báo cáo lên

triều đình về các vấn đề như chính trị, kinh tế, tư pháp... gọi là chế độ
“thướng kế”, người phụ trách việc đưa trình gọi là “kế lại”, những báo
cáo đưa trình lên gọi là “kế bạ”.

[306]

Ngày xưa dùng nước nhỏ giọt để tính thời gian, chia mỗi

ngày thành một trăm khắc, mỗi khắc khoảng 15 phút. Còn nhật cữu thì
dựa vào bóng nắng để dự tính thời giờ.

[307]

Hoãn thiên nghi và Địa động nghi là hai thiết bị tính toán

đường đi của thiên thể và đo địa chấn thời cổ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.