dùng cách hấp, nấu, nướng, muối. Và thường có kèm theo tương chấm,
rưới, tương tự như cách ăn uống của người phương Tây.
Khởi nguyên của lễ, bắt đầu từ ẩm thực.
Thư tá: chỉ chức văn thư tá quan thông thường trong các công
phủ, địa vị ở dưới duyện thuộc, lệnh sử.
Ký thất: gọi đầy đủ là ký thất lệnh sử, là người chuyên phụ
trách việc soạn thảo các biểu tấu công văn ở bên cạnh Tam công, Đại
tướng quân, có địa vị cao hơn thư tá.
Giấy Sái Hầu: loại giấy được làm ra bằng phương pháp của
Sái Luân đời Đông Hán. Nghề làm giấy của Trung Quốc tuy được phát
minh sớm nhưng không được sử dụng rộng rãi, thời Đông Hán người ta
vẫn chủ yếu ghi chép bằng thẻ tre, vải lụa, da dê... Vì được làm một
cách kỹ lưỡng nên giấy vô cùng quý giá.
Sau này Tào Phi viết sách Điển Luận, trong đó đã xếp Khổng
Dung, Lưu Trinh, Nguyễn Vũ cùng với những người quy phụ Tào Tháo
sau này là Trần Lâm, Vương Xán, Tử Cán, Ứng Sướng, suy tôn văn
chương thơ phú của bảy người này, đời sau gọi chung là “Kiến An thất
tử”.
Cổ Công Đản Phụ: ông nội của Chu Văn Vương, đã dẫn tộc
Chu từ đất Mân dời sang Kỳ Sơn, khiến cho nhà Chu từ đó được hưng
vượng. Thái Bá, Trọng Ung: hai con của Cổ Công Đản Phụ, đã nhường
ngôi cho cha của Chu Văn Vương là Quý Lịch, rồi huynh đệ cùng đi
xuống phía nam lập lên nước Ngô. Trọng Sơn Phủ: danh thần thời Chu
Tuyên Vương, nắm mọi chính lệnh triều đình, phẩm đức cao thượng.
Án Anh, tự Bình Trọng, hậu thế tôn xưng là Án tử, là quan đại phu
nước Tề thời Chiến Quốc, làm quan trải ba triều Linh Công, Trang
Công, Cảnh Công, tài trí hơn người, trị nước có quy củ.
Đây là một khổ thơ trong bài Trúc Can thuộc Vệ Phong. Bản
dịch của Tạ Quang Phát.
Vũ tượng: chỉ con trai ở độ tuổi từ 15 đến 20.