không chịu xưng đế. Tận đến khi có người sao lấy một tờ “Xích phục
phù” từ trong sấm vĩ ra, trên đó viết: “Lưu Tú phát binh bắt kẻ vô đạo,
man di bốn phương tụ tập tranh đoạt lẫn nhau, đến khoảng bốn bảy lửa
làm chủ.” Lưu Tú xem xong, tự cho rằng được thiên mệnh, mới lên
xưng đế.
Phong thiện: chỉ vua chúa Trung Quốc thời xưa thường lên
núi Thái Sơn cúng tế trời đất.
Linh Đài, Tích Ưng, Minh Đường đều là những kiến trúc theo
lễ chế cổ đại của Trung Quốc. Linh Đài là nơi dùng để quan sát thiên
văn tinh tú, Tích Ưng là nơi dùng để giảng dạy lễ nghĩa, Minh Đường
là nơi dùng để công bố chính lệnh.
Ngụy khuyết: còn gọi là khuyết, song khuyết, là kiến trúc
theo lễ chế cổ xưa, chỉ vọng lâu ở hai bên cửa cung điện.
Trọng sự sống thì sẽ coi nhẹ lợi ích.
Thái sử lệnh, gọi tắt là Thái sử, là chức quan giữ việc biên
chép sử sách, thiên văn lịch pháp... trực thuộc về Thái thường tự, địa vị
không cao.
Thái bạch tức sao Kim, Huỳnh hoặc tức sao Hỏa. Việc sao
Thái bạch đi ngang qua bầu trời, ngược hướng với sao Huỳnh hoặc,
thực ra là chỉ việc quan sát thiên văn thấy sao Kim và sao Hỏa trùng lên
nhau, từ góc độ hiên đại xem xét thì chỉ là một hiện tượng bình thường
trong vận động của các hành tinh.
Trần Cầu: danh thần hai triều Hán Hoàn Đế, Hán Linh Đế,
cũng là thúc phụ của Trần Khuê, thúc tổ của Trần Đăng. Trong các tư
liệu ghi chép và văn bia mộ của Trần Cầu cũng có tên Thẩm Phối trong
số các môn sinh.
Nam mộc: một loại gỗ lim.
Đầu hổ: loại binh dùng trong trò chơi ném thẻ phạt uống rượu
trong những buổi tiệc thời xưa của Trung Quốc.
Đây là bài thơ kèm theo bản đàn Phượng Cầu Hoàng, nghĩa
là: chim phượng (phượng hoàng trống) tìm chim hoàng (phượng hoàng