để chế ngự việc thôn tính đất đai. Nhưng do trở lực quá lớn nên chưa
thực hiện được.
Hộ điều: là các loại đóng góp khác của người dân, trong đó
một nửa là bông, vải lụa, tơ tằm... nộp theo hộ. Có học giả cho rằng chế
độ tô điều do Tào Tháo là người đầu tiên lập ra vào năm Kiến An thứ
chín, nhưng có một số sử liệu lại chứng minh từ cuối đời nhà Hán đã
tồn tại rồi.
Nay là khu vực đông nam tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.
Nghĩa là cùng hòa hợp với muôn vật bình thường. Câu này
trong Đạo Đức Kinh.
Chế độ chín châu (Cửu châu chi chế): cách phân chia địa lý
có ghi lại trong thiên Vũ Cống, sách Thượng Thư. Theo đó chín châu là:
Ung Châu, Ký Châu, Lương Châu, Duyện Châu, Dự Châu, Thanh
Châu, Từ Châu, Kinh Châu, Dương Châu. Từ thời Hán Vũ Đế, nhà Hán
thi hành chế độ mười ba châu (trong thời kỳ riêng lẻ, có lúc chia thành
mười hai châu), và chưa dùng chế độ chín châu, duy có Tân triều do
Vương Mãng lập ra từng có thời gian ngắn thực hành theo.
Hồ Quan: nay thuộc huyện Hồ Quan, thành phố Trường Trị,
tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Núi Bách Cốc: nay gọi là núi Lão Đính, là ngọn núi phía bắc
trên kẽm núi Thái Hàng, tương truyền là nơi Thần Nông nếm các thứ
cỏ khi xưa.
Cự mã: một loại chướng ngại vật có thể di động, làm bằng gỗ,
thường dùng để chặn trước cửa ngăn cản quân địch.
Nguyên văn Hán Việt “Phi kỳ quỷ nhi tế chi, siểm dã”. Câu
này trong thiên Vi Chính, sách Luận Ngữ.
Bát Tịch là những ghi chép liên quan đến việc miễn giảm hình
tội trong Chu Lễ. Trong đó quy định tám trường hợp, đối với người
thân (thân thích), cố (quan hệ cũ), hiền (tài), năng (giỏi), công (có
công), quý (quý tộc), cần (chăm chỉ), tân (khách) thì có thể xử lý khoan
hồng. Sau này cháu nội của Tào Tháo là Tào Duệ định ra luật mới, đổi