TẬP ÁN CÁI ĐÌNH VÀ DAO CẦU THUYỀN TÁN - Trang 124

Vả lại, nói vậy chỉ hợp về mặt đạo đức, chứ không hợp về mặt kinh tế.

Không có kinh tế, đạo đức cũng khó sống.

Thật! Về kinh tế học, cụ Mạnh nay không sành bằng thầy lang nọ ở

Hà thành.

Hà thành có hai nghề trái nhau là nghề mở hiệu bào chế và nghề cho

thuê xe đám ma. Cho thuê xe đám ma, nghề ấy ăn về người chết, còn mở
hiệu bào chế thì chỉ ăn về người sống, nói cho đúng, là ăn về người ốm, ốm
mà sống được.

Từ ngày Hán học đã bỏ, các ông khóa phần nhiều thất nghiệp. Nhờ có

biết năm ba chữ Hán, một vài vị thuốc, các ông bèn xoay vào thằng ốm mà
kiếm ăn. Vì thế mà ở đất Hà thành, thầy lang trổ ra vô số những biển "dược
phòng" "y quán" nằm cao tót trên các con đường. Nói ra thì mất lòng, cái y
học của các thầy phần nhiều - phần nhiều chứ không phải tất cả - là món
"con bọ con kiến", cho nên dao cầu của mấy thầy ấy chém người như chém
ngóe. Tuy vậy, chết kệ họ, tiền họ, mấy thầy cứ bỏ túi. Tặng cho mấy thầy
bốn chữ "giết người lấy của" thì đúng lắm. Xưa nay những hiệu cho thuê xe
đám ma, nhờ mấy thầy mà phát đạt cũng nhiều.

Hồi này chừng như người ốm chết đã gần hết, cửa hàng của mấy thầy

thấy khách đã thưa thưa, cho nên mỗi thầy lại làm thêm mỗi nghề, thầy thì
kiếm việc viết báo, thầy thì kiếm việc buôn bán.

Một thầy nọ hóm hơn, biết rằng các nhà cho thuê xe đám mà họ phát

đạt về mình, định tranh phắt mối hàng của họ, thầy liều lĩnh mở hiệu "xuất
thần mã xa".

Phải, thầy lang mà mở hiệu cho thuê xe đám ma là phải. Như vậy, bốc

thuốc tha hồ tự do, có lẽ cần cho con bệnh chết, hơn là cần cho con bệnh
sống, vì họ sống thì thầy chỉ lợi tiền bán thuốc, mà họ chết thì thầy lại được
cả tiền cho thuê xe đưa họ xuống suối vàng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.