TẬP ÁN CÁI ĐÌNH VÀ DAO CẦU
THUYỀN TÁN
Ngô Tất Tố
www.dtv-ebook.com
4. Làng Dao Cầu, Làng Văn Nên Sửa Lại Đền Bạch Mã
Với đền Bạch Mã, bà con Hà thành chắc đã nhiều người phải mỏi đầu
cổ và tốn hương hoa. Tuy vậy, nếu hỏi sự tích đền ấy ra sao, có lẽ ít người
nói được rành rọt.
Dịch ra tiếng ta, "Bạch Mã" chỉ có nghĩa là "ngựa trắng" hay là "ngựa
bạch" cũng thế. Thế nhưng, lai lịch của nó thì rất ly kỳ.
Theo sách Việt điện u linh, đền ấy lập lên từ đời Cao Biền.
Lúc ấy Cao Biền đắp thành Đại La, tình cờ ra chơi cửa đông, bỗng
thấy trời đất tối sầm. Rồi ở trong chỗ mù mịt lại có đám mây năm sắc từ
dưới mặt đất đùn lên, ánh sáng lóa cả mắt người đi đường. Ở trong đám
mây đó, thì có một người mặc áo sặc sỡ, cưỡi con rồng đỏ, lượn lờ hồi lâu
mới tan.
Anh ta cho là yêu quái, liền vẽ đạo bùa bỏ vào một chiếc trống đồng,
chôn xuống chỗ đó để yểm.
Đêm ấy tự nhiên sấm sét nổi lên đùng đùng, sáng ra coi chỗ yểm bùa,
thì bùa và trống đều tan như tro. Anh ta càng lấy làm lạ, liền lập đền ấy để
thờ. Thế rồi người ta đua nhau đến đó mà lễ và nhất định bảo ông thần đền
đó tên là "Long đỗ Thần quân Quảng Lại Bạch Mã đại vương".
Trong đời nhà Lý, đền này hình như thiêng lắm. Cho nên mỗi năm, cứ
đến mồng 4 tháng giêng, vua bắt các quan đều phải tới trước cửa mà thề. Ai