TẬP ÁN CÁI ĐÌNH VÀ DAO CẦU THUYỀN TÁN - Trang 130

TẬP ÁN CÁI ĐÌNH VÀ DAO CẦU

THUYỀN TÁN

Ngô Tất Tố

www.dtv-ebook.com

6. Cụ Lang Bần

Vì cụ quê ở Bần Yên Nhân, nên người quen biết cụ thường gọi là cụ

Lang Bần. Cụ giữ nghiệp dao cầu thuyền tán cũng là một sự ngẫu nhiên,
nhưng về sau các thầy địa lý vì nặng tình cơm rượu đã tán rằng cụ được ăn
về ngôi mả tam đại phát danh y.

Nguyên trước cụ làm việc phát vé tàu điện, nhân một buổi cụ phải giữ

việc dồn toa về nhà máy, bỗng thấy một cuốn sách nhỏ, đóng giấy ta bìa
cây, bỏ chơ vơ trên ghế ngồi. Cụ cầm lên xem, tuy không nhận rõ là quyển
gì, nhưng cũng đọc lõm bõm được mấy chữ trần bì cam thảo. Cụ biết ngay
là một quyển sách thuốc của một ông hành khách nào bỏ quên.

Cụ đem về mượn ông đồ bên cạnh sang xem cho cho biết quyển sách

thuốc ấy thế nào. Ông đồ bảo đấy là quyển sách thuốc gia truyền của họ
Đào để lại, các môn thuốc, các chứng bệnh đều đã lập thành cả. Cụ bèn
thuê ông đồ mấy đồng để phiên dịch quyển sách ấy ra quốc ngữ. Trước hết
hãy làm thử mấy thứ thuốc viên cho vợ bán, như thuốc cam, thuốc sài trẻ
con, thuốc khí hư huyết tích đàn bà v.v

Chẳng ngờ làm bỡn ăn thật, khách tới lấy thuốc ngày một đông; biết là

nghề có thể kiếm ăn được, cụ bèn quẳng trả "xà cột" cho nhà máy điện về.
Nuôi một ông đồ làm gia sư để làm cố vấn trong việc biên đơn bốc thuốc,
sắm cả dao cầu thuyền tán, nghiễm nhiên làm một ông lang chính thức.
Môn thuốc của cụ đã hay, mà cái môn nói khoác lại ghê gớm hơn nữa!

Này đây, một cái mộng tưởng của cụ:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.