96
Tạp chí
Kinh tế - Kỹ thuật
kiện kinh doanh. Đồng thời, bên nhượng quyền thông qua thỏa thuận kinh doanh có trách nhiệm
đào tạo, hướng dẫn tổ chức, vận hành và tiếp thị kinh doanh.
Do sự khác biệt về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia nên các
khái niệm thường đề cập khác nhau, nhưng đều mô tả được khái niệm chung nhất của loại hình kinh
doanh này, phần lớn các khái niệm đều đề cập đến những nhân tố sau: (1) bên nhượng quyền, (2)
bên nhận quyền, (3) nhãn hiệu hàng hoá, các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ và hệ thống
kinh doanh đồng bộ do bên nhượng quyền phát triển và sở hữu, (4) phí franchising. Tuy nhiên, ở
mỗi khái niệm họ lại đặc biệt nhấn mạnh đến những đặc điểm, lợi ích, vai trò trách nhiệm của một
nhân tố mạnh hơn những nhân tố còn lại được đề cập đến.
Tuy đã xuất hiện ở Việt Nam hơn 10 năm nay, nhưng franchising chỉ mới thật sự bắt đầu phát
triển trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các nhân tố ảnh hưởng đến thành công của hoạt động
franchising ít nhận được sự chú ý của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Nằm trong đề tài nghiên cứu
của nhóm tác giả về các nhân tố tác động đến sự thành công của franchising tại Việt Nam, bài báo
này giới thiệu một trường hợp cụ thể là thương hiệu Kentucky Fried Chicken (KFC).
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Các nhân tố thành công và sự tác động của nó
Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến sự thành công trong kinh doanh có những khía cạnh
khác nhau. Họ đã xác định các nhân tố cần thiết để thực hiện kinh doanh thành công. Stanworth và
Curran (1999) nhận định rằng franchising, đối với cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền, thường
được coi là phương thức thành công nhất trong kinh doanh vì nó được cho là cung cấp một hình
thức kinh doanh bao gồm một tổ chức với một gói kinh doanh đã được kiểm tra trên thị trường tập
trung vào một sản phẩm hoặc dịch vụ hoạt động dưới tên thương hiệu của nhà nhượng quyền để sản
xuất hay kinh doanh thị trường hàng hoá hoặc dịch vụ. Nhưng Kedia và cộng sự (1994), Lafontaine
và Shaw (1998) và Frazer (2004) cho rằng hình thức franchisng thường đi cùng với lợi nhuận, tăng
trưởng và tỷ lệ sống còn thấp hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu truyền thống. Bên
cạnh đó, cũng có rất nhiều ví dụ chỉ ra nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì một công ty có thể trở thành
nhà nhượng quyền thành công (Stanworth và cộng sự, 2004). Tuy nhiên, Zoltan (2017) cho rằng
thành công của franchising thật khó để định nghĩa bởi để được xem là thành công thì phải phụ thuộc
vào nhiều nhân tố tác động. Ông cho rằng một franchising được coi là thành công nếu mức độ tồn
tại (tuổi thọ) của nó vượt quá thời hạn của một hợp đồng franchising trung bình có mức là mười
bốn năm. Để đạt được thành công đó, nhà nhượng quyền phải xác định được các nhân tố thành công
chủ yếu của việc franchising quốc tế và phát triển các kỹ năng, kiến thức, nguồn lực cần thiết kể
từ khi bắt đầu nhượng quyền.
Hệ thống nhượng quyền thương mại
Doherty và Quinn (1999) chỉ ra rằng phần lớn các nghiên cứu về franchising đã tập trung vào
thị trường nội địa của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong thực tế, một số doanh nghiệp bán lẻ đã sử dụng
mô hình franchising làm phương thức hoạt động và mở rộng thị trường quốc tế trong một số năm
(Quinn và Alexander, 2002). Các cửa hàng như KFC, McDonald’s, Burger King và Pizza Hut đã
sử dụng phương thức kinh doanh nhượng quyền trong các hoạt động quốc tế của họ (Hoffman and
Preble, 2004). Luangsuvimol and Kleiner (2004) cho rằng hệ thống franchising ở Hoa Kỳ, được
coi là nhà nhượng quyền kinh doanh, đã phát triển đến mức trưởng thành và đóng một vai trò quan
trọng trong các hoạt động kinh doanh và nền kinh tế. Franchising đã trở thành một kênh quan trọng
trong tiếp thị bán lẻ và các lĩnh vực kinh doanh đang phát triển bao gồm hệ thống các nhà hàng cũng
như dịch vụ bán lẻ phi thực phẩm và các dịch vụ linh tinh (Eser, 2012; Luangsuvimol & Kleiner,
2004). Trong top 10 ngành nhượng quyền có doanh thu cao nhất năm 2016 trên thế giới thì có ba