103
Hội thảo Khoa học Quốc tế
...
nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đạt 442.457 tỷ đồng, tăng 12,5% về số lượng và tăng
85,3% về số vốn đăng ký. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 13,43 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội doanh nghiệp Tp.HCM (2017), các DNNVV chủ yếu dựa vào nguồn
vốn tự có, chỉ có khoảng 30% DNNVV tiếp cận được các nguồn vốn của các ngân hàng thương
mại, 70% còn lại không đủ điều kiện vay ngân hàng hoặc không thể tiếp cận được các tổ chức tín
dụng quốc tế do nhiều nguyên nhân như: không có tài sản đảm bảo, hồ sơ vay không hợp lệ, không
có phương án, dự án sản xuất kinh doanh… Bên cạnh đó, các DNNVV rất kỳ vọng có thể tham gia
vào ngành công nghiệp hỗ trợ, đóng vai trò làm dịch vụ, hoặc cung ứng sản phẩm đầu vào cho các
doanh nghiệp nước ngoài và dự án lớn của nhà nước nhưng vẫn chưa làm được điều đó và chưa
tham gia được chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Vì vậy, rất khó để dự đoán được một mô hình thành công hay thất bại trong DNNVV. Olaison
và Sorensen (2014) cho rằng đây là chủ đề nóng vì các nhà nghiên cứu đã không hiểu, không giải
thích được lý do một vài doanh nghiệp thành công và số khác lại thất bại. Tại Việt Nam hiện chưa
có nghiên cứu nào về mô hình này. Mục tiêu bài nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố quyết
định thành công của DNNVV tại TP.HCM và đề xuất giải pháp phù hợp.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tại Việt Nam, theo Điều 3, Nghị định 56/2009/NĐ-CP, DNNVV được định nghĩa là “cơ sở
kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ,
nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn- tiêu chí ưu tiên (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài
sản được xác định trong bảng cân đối kế toán dưới 100 tỷ đồng) hoặc số lao động bình quân năm
dưới 300 người”.
Việc xác định và đo lường thành công của doanh nghiệp là rất khó bởi vì hiện tại các tiêu chuẩn
đánh giá thành công chỉ mang tính chất tương đối và được đo bằng nhiều cách khác nhau, phụ thuộc
vào mục đích của doanh nghiệp là hoạt động vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Theo Barney (1986,
trích bởi Lussier và Maron, 2014), thành công của doanh nghiệp là sự đo lường về hiệu quả có được
khi doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng của mình bền vững, và hiệu quả về kinh tế, chiến
lược của doanh nghiệp, nguồn lực và cơ cấu tổ chức, quy trình và hệ thống, doanh thu, tăng trưởng
việc làm. Còn theo Mayer-Haung và cộng sự (2013, trích bởi Lussier và Maron, 2014) thành công
là lợi nhuận và đo lường hiệu quả về tài chính.
Sự tồn tại và thành công là hai khái niệm khác nhau, có những doanh nghiệp mới hoạt động, sự
tồn tại là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp đó, vì có thể lợi nhuận doanh nghiệp bị âm và khả
năng chịu đựng để duy trì sự hoạt động của doanh nghiệp đó xem như là một thước đo của thành
công. Một số doanh nghiệp khác có mục tiêu mở rộng thị trường, khách hàng thì doanh nghiệp phải
đạt được một số nhân tố cần cho sự phát triển là thành công.
Trong nghiên cứu này, các DNNVV tại Tp.HCM có lợi nhuận, hiệu quả trong việc sử dụng vốn
ban đầu được xem như là thành công (Mayer-Haung và cộng sự, 2013, trích Lussier và cộng sự,
2014). Bài nghiên cứu này sử dụng mô hình Lussier (1995) và một số tác giả khác: Lussier (1996a,
b), Lussier và Corman (1996), Lussier và Pfeifer (2000). Mô hình có 15 biến quan sát (vốn, lưu
giữ hồ sơ và kiểm soát tài chính, kinh nghiệm ngành, kinh nghiệm quản lý, lập kế hoạch, cố vấn
chuyên nghiệp, giáo dục, nhân sự, thời gian hàng hoá/dịch vụ, chu kỳ kinh tế, tuổi, cộng sự, cha
mẹ, tộc người thiểu số, marketing) đã được kiểm tra ở nhiều quốc gia khác nhau: Croatia (Lussier
và Pfeifer, 2001), Singapore (Teng và cộng sự, 2011), Israel (Lussier và Marom, 2014), Pakistan
(Lussier và Hyder, 2016).
Một số nghiên cứu lý thuyết mở rộng được tiến hành để xác định những biến đặc tính của doanh
nghiệp (gồm các biến: vốn, nhân sự, lập kế hoạch, cố vấn chuyên nghiệp, giáo dục, cộng sự, kinh