TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 128

124

Tạp chí

Kinh tế - Kỹ thuật

cạnh tranh với nhau hơn là tự bằng lòng và dễ dãi; và (7) Sự ổn định - Mức độ các hoạt động của tổ

chức nhấn mạnh tới việc duy trì nguyên trạng chứ không phải sự tăng trưởng.

Chúng ta hãy nghiên cứu Công ty Samsung Vina là điển hình. Samsung Vina một trong những

công ty điện tử hàng đầu trên thế giới có mặt tại Việt Nam từ năm 1996. Năm 2000, công ty đề ra

viễn cảnh (vision) là sẽ là trở thành một trong những công ty điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á

vào năm 2010. Công ty áp dụng MBO (Management by Objectives = Quản trị bằng mục tiêu) và

đã xây dựng văn hóa DN theo mô hình số (1), (3) và (6) nêu trên đây: “Nền văn hóa chấp nhận sự

thách thức và đổi mới, dựa trên sự nhận thức rõ về khủng hoảng và các nguy cơ luôn đối mặt.1

Điều này được thể hiện ở một số hành vi như mục tiêu kế tiếp phải cao hơn, tốt hơn cái trước; liên

tục đổi mới tất cả mọi thứ nếu có thể; tỉnh táo và phân tích những thay đổi đang thay đổi rất nhanh

trong môi trường bên trong và bên ngoài. Chính nhờ văn hóa doanh nghiệp luôn hướng về đổi mới

và chấp nhận rủi ro, cho nên Sam Sung liên tục đưa ra các dòng sản phẩm mới cho đến ngày nay.

KẾT LUẬN

Để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp (Entrepreneurship ecosystem), thiết tưởng chúng ta

không nên quá chú trọng vào môi trường vật chất như chương trình Silicon Valley Việt Nam với

sự tham gia của hàng loạt ngân hàng, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và quỹ đầu tư thực hiện hướng

nghiệp; tư vấn việc làm hỗ trợ sinh viên trong quan hệ với doanh nghiệp và khởi nghiệp; đổi mới

thủ tục hành chánh, thuế má và Nhà nước tài trợ cho những sáng kiến khởi nghiệp … Những điều

nêu trên đây rất cần thiết trong lúc này. Tuy nhiên, trong trường kỳ (về lâu về dài) chúng ta cần

xây dựng một nền văn hóa thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp. Trong xã hội, chúng ta cần thúc

đẩy tự do phát biểu ý kiến về mọi vấn đề một cách trung thực. Không nên có đầu óc theo kiểu

miệt thị “trứng khôn hơn rận” hoặc “nhỏ mà lên mặt dạy đời…” Hãy tạo cho giới trẻ có những

sáng kiến về mọi vấn đề của đất nước một cách cởi mở. Hãy xây dựng văn hóa khoan hồng với

những sáng kiến sai. Trong gia đình, chúng ta cần phải thay đổi quan niệm đùm bọc che chở cho

con theo kiểu “con lúc nào cũng còn nhỏ” cần phải bú mớm. Hãy tập cho chúng có đời sống tự

lập và sáng kiến ngay từ khi còn sống trong gia đình. Khi đi học, nhà trường cần phải thay đổi

phương pháp dạy theo kiểu tư duy phản biện. Và sau cùng, các cơ quan tổ chức nên có văn hóa

doanh nghiệp hướng về đổi mới. Thực hiện những việc nêu trên, chúng ta tin chắc rằng Việt Nam

chúng ta sẽ đứng vững trên vũ đài thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Boone, Louis E. and David L. Kurtz (2006), Contemporary Business 2006, Thomson South-

Western, p. 9.

[2] Đức Bình, Hà Thanh, “ Khai mạc đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 11”, Nhật Báo Thanh Niên, số

346, 11/12/2017, tr.2.

[3] Brookfield, S.D. (2000) “Contesting criticality: Epistemological and practical contradictions in

critical reflection” in Proceedings of the 41st Annual Adult Education Research Conference (2000).

[4] Bienvenu, Sherron and Paul R. Timm (2002), Business Communication – Discovering Strategy ,

Developing Skills, Prentice Hall, p. 84.

[5] Fallon, Nicole, “How to Start a Business: A Step by Step Guide”, Business News Daily Managing,

Editor, April 26, 2017, trích [Online Accessed Dec. 10, 2017], https://www.businessnewsdaily.

com/4686-how-to-start-a- business.html. Xem thêm Pakroo, Peri H. (2010), The Small Business

Start-up Kit, Nolo.com.

[6] GEM (Global Entrepreneurship Monitor), một tổ chức theo dõi hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu,

1 Trích Corporate Culture of Samsung, trung tâm phát triển tài nguyên nhân sự của Samsung.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.