122
Tạp chí
Kinh tế - Kỹ thuật
giải các bài tập và thường xuyên nêu các câu hỏi. Người Mỹ thích cách học thông qua việc phát
hiện của các cá nhân và giải các bài tập hơn là học bằng cách nhớ lại những điều mà thầy giảng cho
họ. Điều cần nhấn mạnh là học suy nghĩ một cách độc lập, phân tích một cách lô gích và giải bài
tập một cách sáng tạo. Thầy giáo xem các câu hỏi của học sinh là cơ hội học tập chứ không phải
sự thách thức năng lực của mình. Công việc của thầy là kích thích sự sáng tạo, sáng kiến và trách
nhiệm cá nhân. Thầy giáo thường đóng vai trò xúc tác giúp học sinh suy nghĩ và vai trò này giống
như một chiếc băng tải chuyên chở kiến thức.
1
Tư duy phản biện hay là tư duy phân tích là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích
và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ
và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng
chứng, tỉ mỉ và công tâm
2 3
. Chúng ta hãy nghiên cứu một tiết học văn của các em bên Mỹ. Giờ
học văn bắt đầu. Thầy giảng bài câu chuyện Cô bé Lọ Lem. Trước tiên thầy gọi một học sinh lên
kể chuyện “Cô Bé Lọ Lem”. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi những câu hỏi cho
các em trả lời.
Thầy : Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi ?
Học sinh (HS) : Em thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa nhưng không thích
bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia
đối xử tồi với Cinderella.
Thầy : Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra
chuyện gì ?
HS : Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ
rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm.
Thầy : Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc
rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy
nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe
đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà
em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ). Bây
giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ
hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy.
Và thầy giáo tiếp tục triển khai các câu hỏi khác nhau có tính cách phản biện…
Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không ?... Và tiết
học kết thúc vui vẻ và các em ra về trong niềm vui được phân tích câu chuyện lý thú.
Đối với sinh viên thì tư duy phản biện sâu hơn. Nói một cách tổng quát thì tư duy phản biện là suy
nghĩ có phân tách, giải quyết vấn đề (problem solving), lý luận lô gich, tìm hiểu vấn đề, đề ra vấn đề, đặt
các câu hỏi phù hợp, đánh giá tính hiệu lực của các lập luận và sáng kiến đề ra các giải pháp.
4
Chúng ta
hãy tham khảo mẫu sơ đồ tư duy phản biện của đại học Plymouth (Hoa Kỳ) sau đây.
5
1 Joel Wallach và Gale Metcalf (2001), Làm việc với người Mỹ, Hà Nội,NXB Thống Kê, tr.51-52
2 Brookfield, S.D. “Contesting criticality: Epistemological and practical contradictions in critical reflection” in Proceed-
ings of the 41st Annual Adult Education Research Conference (2000)
3 [Online Accessed Nov. 20, 2017], http://dantri.com.vn/talk-2-language-link/tu-duy-phan-bien-critical-thinking-ky-
nang-trong-tieng-anh-hoc-thuat-1375205457.htm
4 Laurent Stakey (2010), Critical Thinking Skills Success in 20 Minutes a Day, Learning Express, New York, p. vii.
5 Vô Danh, “Tư duy phản biện (Critical Thinking) – kỹ năng trong tiếng Anh học thuật”, [Online Accessed Nov. 20,
2017], http://dantri.com.vn/talk-2-language-link/tu-duy-phan-bien-critical-thinking-ky-nang-trong-tieng-anh-hoc-thu-
at-1375205457.htm.