TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 124

120

Tạp chí

Kinh tế - Kỹ thuật

đã thấy văn hóa thế giới khác nhau ở năm phạm vi (dimensions): khoảng cách quyền lực (power

distance) ,tránh rủi ro (uncertainty avoidance), chủ nghĩa cá nhân (individualism), tích lũy cuộc

sống (quantity of life), và định hướng dài hạn hay ngắn hạn (long/short term orientation) thì Việt

Nam và Trung Quốc có một nền văn hóa tương tự nhau ở chỗ khoảng cách quyền lực cao và tránh

rủi ro.

1

Đối với các quốc gia có nền văn hóa “khoảng cách quyền lực cao” (cấp trên cấp dưới có

khoảng cách rất xa) thì sự phục tùng mệnh lệnh rất cao. Và quốc gia có nền văn hóa “tránh rủi ro”

thì chuyện mạo hiểm, tránh rủi ro cũng sẽ cao. Hai đặc tính này thường kềm hãm tính sáng tạo và

không dám mạo hiểm trong kinh doanh. Điều này trái với tinh thần khởi nghiệp - tình thần doanh

nhân dám chấp nhận rủi ro (entrepreneuship) mà chúng ta quen gọi là “start-up” (khởi nghiệp).

Trong khi đó, đất nước Israel chỉ có hơn 8 triệu dân nhưng tập trung một mạng lưới các công ty

khởi nghiệp dày đặc với hơn 5.000 khởi nghiệp (startup). Tinh thần quân đội, cởi mở với thất bại,

chú trọng sáng tạo… là những yếu tố làm nên “tính cách khởi nghiệp” của người dân nơi đây. Thử

nghiệm và chào đón thất bại cũng là một phần quan trọng trong tính cách và văn hóa khởi nghiệp

của Israel. Tại Israel, 99% số sinh viên khởi nghiệp thất bại ngay từ trên ghế nhà trường. Tuy nhiên,

thất bại được xem như một quá trình phát triển tự nhiên, một điều tất yếu đến mức các khởi nghiệp

(startup) còn tự dạy nhau rằng “Nếu thất bại, hãy làm điều đó thật nhanh để còn tiết kiệm thời gian,

nguồn lực, công sức thử nghiệm và xây dựng cái mới”, và “Thất bại lớn tốt hơn thất bại nhỏ”. Ngoài

ra, theo như ông Or Offer – nhà đồng sáng lập kiêm CEO của công ty thông tin thị trường kỹ thuật

số SimilarWeb: “Người Israel có xu hướng thích lao đầu vào các thách thức và không bao giờ thấy

sợ những gì mình chưa biết”. Sáng tạo- đổi mới là giá trị cốt lõi mà mỗi người dân, doanh nhân

khởi nghiệp, ứng dụng triệt để trong cuộc sống sinh hoạt cũng như mô hình kinh doanh của họ.

Ngay cả một quán cà phê ở Israel cũng có những chiêu thức rất hay ho thú vị để tăng lượng tiền tip

2

.

Bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu sâu về văn hóa gia đình.
2.1. Văn hóa gia đình nuôi dưỡng sự tự lập và sáng tạo?
Trước hết nói về giáo dục trong gia đình. Như trên đã nói, văn hóa Việt Nam bị ảnh hưởng của

Nho giáo đánh giá cao tính vâng lời thể hiện qua các câu ca dao “Cá không ăn muối cá ươn. Con cãi

cha mẹ trăm đường con hư.” Hoặc “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” và “Con không được cãi cha mẹ.

Theo tôi, văn hóa gia đình Việt Nam có nhiều mặt tích cực nhưng không nuôi dưỡng tính tự lập và

sáng tạo cho thế hệ trẻ. Trong khi đó giáo dục của gia đình phương Tây lại khác hẳn. Chúng ta hãy

xem một bài viết của một bà Việt kiều tại Mỹ so sánh cách giáo dục gia đình tại nền văn hóa Mỹ.

3

Dạy con tự lập: Hiện nay mỗi nhà gia đình thường chỉ có từ một đến hai con để nuôi và dạy

cho tốt. Chính vì ít con cái, nên bố mẹ Việt Nam lại càng có xu hướng chiều chuộng, bao bọc các

con một cách quá cẩn thận. Chúng ta luôn nghĩ trẻ như một “sinh linh bé nhỏ” và cần được sự chăm

sóc chu đáo về mọi mặt. Nhiều trẻ con đã đến tuổi đi học mẫu giáo, nhưng việc đơn giản nhất như

mặc quần áo, tự ăn cơm… vẫn phải để bố mẹ làm giúp. Đây không phải lỗi của các con, mà xuất

phát từ chính bản thân bố mẹ, đôi khi muốn tốt cho con nhưng lại vô tình hại con, khiến con trở

thành một đứa trẻ phụ thuộc.

Khác với bố mẹ Việt, người Mỹ luôn cho rằng cần phải rèn luyện tính tự lập cho trẻ từ tấm bé,

nó không những giúp trẻ độc lập hơn mà còn là điều kiện tốt để trẻ phát triển về sau này đồng thời

nó còn giúp ích được cho người lớn. Vì thế, ngay từ khi trẻ một tuổi rưỡi, họ đã bắt đầu dạy cho

1 Sherron Bienvenu and Paul R. Timm (2002), Business Communication – Discovering Strategy , Developing Skills,

Prentice Hall, p. 84.

2 Phương Nguyên, ““Văn hóa khởi nghiệp ở Israel” [Online Accessed Nov. 18, 2017],

https://startup.vnexpress.net/tin-tuc/goc-chuyen-gia/van-hoa-khoi-nghiep-o-israel-3605530.html?

3 Vô Danh, “Phát thèm với cách dạy con của mẹ Mỹ”, [Online Accessed Nov. 26, 2017],

http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/phat-them-voi-cach-day-con-cua-me-my-209361.html

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.