TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 122

118

Tạp chí

Kinh tế - Kỹ thuật

xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống, những quyền

cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng”.

Mỗi phương pháp tiếp cận có nhiều quan niệm, nhiều cách định nghĩa về văn hóa khác nhau. Tuy

nhiên, nhìn chung những quan niệm khác nhau đó đều bộc lộ một điểm chung nhất. Văn hóa là sản

phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội.

Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái

tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ

phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và

hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra.

Qua những định nghĩa trên, chúng ta có thể định văn hóa một cách đơn giản: “Văn hóa là

một hệ thống các giá trị mà mọi ngươi đều chia sẻ (shared values) về những thứ con người làm ra

(artifacts), phong tục, tập quán, thói quen và nhất là những niềm tin và quan niệm tạo thành chuẩn

mực chi phối hành vi ứng xử của con người.”

Edgar H. Schein, (1985) là người đầu tiên đưa ra khái niệm văn hóa ví như một tảng băng

(iceberg). Qua hình ảnh tảng băng này, chúng ta có thể mường tượng rằng muốn trở thành tảng

băng cần phải có thời gian – có khi hàng triệu năm. Thứ hai là tảng băng cứng vô cùng khó có cái

gì làm tan chảy nó được. Phải có một lực rất mạnh mới có thể làm tan chảy nó. Muốn làm tan chảy

nó cần phải có thời gian từ ngày này qua ngày khác. Và sau cùng, chúng ta chỉ thấy phần nổi của

nó (khoảng 10%) nhưng không thể thấy phần chìm của nó (khoảng 90%).

Phần chìm của nó đó là những quan niệm – Đó là nhân sinh quan và thế giới quan. Đó là cách

mà con người trong xã hội đó quan niệm/cảm nghĩ về cuộc sống của con người, về thế giới vật

chất… Đây mới là phần cốt lõi của văn hóa.

Tảng băng văn hóa của Shein được minh họa chi tiết trong Hình 2 với ba mức độ (levels). Trong

hình, phần đầu là những thứ con người làm ra (artifacts), đó là phần nổi của tảng băng, dễ nhìn thấy nhất

và thường thì không thể lý giải được như tiếng nói, ẩm thực, nghi thức- nghi lễ, cách chào hỏi, phong

tục, tập quán, thói quen công trình nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, những phát minh và sáng kiến.

Phần thứ hai nằm sát bề mặt của tảng băng, là phần người ta ý thức nhiều hơn, đó là những giá

trị (values). Giá trị theo quan điểm văn hóa là những gì nên làm hoặc nên tránh. Đó là những cái

được đề cao và ca tụng hoặc những cái bị lên án trong nền văn hóa đó. Đây là phần chính mà chúng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.