117
Hội thảo Khoa học Quốc tế
...
Cụ thể là Bộ GD&ĐT vừa yêu cầu các học viện, trường đại học và cao đẳng báo cáo việc thực
hiện hướng nghiệp, tư vấn việc làm hỗ trợ sinh viên trong quan hệ với doanh nghiệp và khởi nghiệp.
Đây là căn cứ để Bộ hoàn thiện cơ sở thực tiễn xây dựng đề án “Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp”. Phó
Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: “Trường đại học cần có không gian cho cộng đồng startup”. Bộ chính
thức phát động cuộc thi Start-up Uni 2016 cho người trẻ mê khởi nghiệp và đề xuất kết nối mạng
lưới Việt kiều trên toàn thế giới hỗ trợ cho startup.
Thật vậy, năm 2016 được lấy là năm khởi nghiệp của Việt Nam. Chính phủ đã đưa ra chương
trình Silicon Valley Việt Nam với sự tham gia của hàng loạt ngân hàng, trung tâm hỗ trợ khởi
nghiệp và quỹ đầu tư. Cùng với đó là chuỗi những hội thảo, sự kiện được tổ chức nhằm kết nối giữa
các công ty khởi nghiệp, các nhà đầu tư với mong muốn tạo nên một hệ sinh thái khởi nghiệp. Và
hàng loạt công ty khởi nghiệp đã xuất hiện.
Và mới đây vào ngày 11-12-2017 Đại hội Đoàn Toàn
quốc lần thứ 11 đã khai mạc và cũng thảo luận về khởi nghiệp.
Tất cả các hoạt động được nêu trên đây rất cần thiết cho môi trường khởi nghiệp. Tuy nhiên,
cốt lõi của vấn đề khởi nghiệp là sáng kiến, tinh thần sáng tạo, đổi mới, tinh thần doanh nhân dám
chấp nhận rủi ro (entrepreneurship).
Đại hội Đoàn Toàn quốc lần thứ 11 ngày 11 tháng 12 năm 2017 cũng đã nêu “Khởi nghiệp thì
cần vốn đầu tư nhưng quan trọng nhất vẫn là khát vọng, là ý chí sáng tạo để tìm ra những lợi thế
và giải quyết khó khăn khi khởi nghiệp. Các bạn trẻ khởi nghiệp phải chấp nhận văn hóa thất bại”.
Đó là gốc rễ của vần đề. Tất cả mọi thứ đều bắt nguồn từ văn hóa. Bài viết này không nhìn môi trường
khởi nghiệp dưới góc độ vật chất, thủ tục hành chánh, thuế má và Nhà nước tài trợ cho những sáng kiến
khởi nghiệp. Bài viết cũng không đề cập những bước đi cần thiết để doanh nghiệp khởi nghiệp thành
công (sàng lọc ý tưởng tưởng, xây dựng một kế hoạch kinh doanh, đánh giá nguồn tài chánh, xác định
cơ cấu doanh nghiệp, đăng ký với chính quyền, chọn lọc công nghệ, chọn lọc công nghệ, mua bảo hiểm,
chọn đối tác, xây dựng nhóm, xây dựng thương hiệu của mình và quảng cáo, và tiến hành kinh doanh)
, nhưng được trình bầy dưới nhãn quan rộng hơn, đó là văn hóa khởi nghiệp. Để có cái nhìn sâu hơn
về khởi nghiệp, theo tôi trước tiên chúng ta phải có (1) một nền văn hóa- xã hội kích thích sáng tạo;
(2) giáo dục gia đình nuôi dưỡng sự tự lập và sáng tạo; (3) phương pháp giáo dục tại trường học ở
mọi cấp kích thích sáng tạo; và (4) sau cùng là văn hóa doanh nghiệp hướng về đổi mới.
2. VĂN HÓA XÃ HỘI KÍCH THÍCH SÁNG TẠO, KÍCH THÍCH KHỞI NGHIỆP?
Trong phần phân tích về văn hóa kích thích sáng tạo hay kìm hãm sự sáng tạo, bài viết trình
bầy bốn phạm vi của văn hóa: (1) Văn hóa xã hội nói chung, (2) Văn hóa gia đình, (3) Văn hóa
giáo dục, (4) và sau cùng trình bầy sơ qua về văn hóa doanh nghiệp để chúng ta hiểu thêm về khởi
nghiệp một cách toàn diện dành cho các công ty khích thích sáng tạo dám chấp nhận rủi ro tung ra
thị trường một nhãn hiệu mới (brand name).
2.1. Văn Hóa Xã Hội
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng lớn, liên quan đến mọi mặt của cuộc sống con
người và do vậy có rất nhiều cách hiểu. Để diễn tả nền văn hóa của chính mình không phải là một việc
dễ dàng. Nó giống như việc hỏi một con cá dưới nước mày bơi như thế nào dưới nước. Khi bị trôi dạt
trên bờ, con cá đó nhanh chóng nhận ra sự khác biệt đó, nhưng nó không thể mô tả được điều đó. Mục
đích trước mắt của nó là trở lại ngay xuống mặt nước.(Philip R. Harris and Robert T. Moran ,1991)
.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và
đánh giá khác nhau.
Theo UNESCO, “Văn hóa là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật
chất, tri thức, linh cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, quốc gia,