TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 127

123

Hội thảo Khoa học Quốc tế

...

Hình 3: Mô hình kích thích tư duy phản biện (critical thiking).

Như trên đã nói, tại Israel, đổi mới được thấm nhuần vào văn hóa, mà theo lời Adi Shemesh

là: “Mọi người rất cởi mở… họ yêu sự đổi mới. Toàn bộ nền văn hóa này thực sự bị cuốn hút bởi

những điều mới mẻ”. Tinh thần doanh nhân cùng những kỹ năng liên quan được tích hợp vào các

chương trình giảng dạy cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sáng tạo và đổi mới

là giá trị cốt lõi mà mỗi người dân đều tâm niệm.

1

GEM (Global Entrepreneurship Monitor), một tổ chức theo dõi hệ sinh thái khởi nghiệp toàn

cầu (Entrepreneurship ecosystem), nghiên cứu 12 yếu tố tác động đến khởi nghiệp, đó là: tài chính

khởi nghiệp, hỗ trợ của chính phủ, thuế và thủ tục hành chính, chương trình khởi nghiệp của chính

phủ, giáo dục khởi nghiệp giai đoạn trung học, giáo dục khởi nghiệp giai đoạn sau trung học,

chuyển giao nghiên cứu và phát triển (R&D), hạ tầng pháp luật, sự năng động thị trường nội địa,

gánh nặng và sự gia nhập thị trường nội địa, cơ sở hạ tầng và chuẩn mực văn hóa xã hội.

2

Ở đây

chúng ta chỉ đề cập về chuẩn mực văn hóa.

Nói tóm lại, các nước phát triển đều chú trọng đến phương pháp giảng dạy cho học sinh và sinh

viên có tư duy phân tích, sáng tạo, đổi mới và giải quyết vấn đề. Có nhiếu nước dạy cho sinh viên

có tinh thần khởi nghiệp ngay từ thời kỳ trung học Việt Nam nên có chương trình giảng dạy cho SV

khởi nghiệp ngay từ năm thứ nhất.

2.3. Văn hóa doanh nghiệp định hướng sáng tạo đổi mới?
Mỗi quốc gia, mỗi khu vực, mỗi gia đình đều có văn hóa của mình. Cũng vậy, công ty cũng

có văn hóa của riêng mình mà chúng ta quen gọi là văn hóa doanh nghiệp (corporate culture). Mỗi

công ty có cung cách quản trị của mình. Hệ thống ý nghĩa chung, giá trị chung là một nhóm các đặc

tính cơ bản mà tổ chức coi là có giá trị. Một nghiên cứu gần đây cho rằng, văn hoá của tổ chức có

bảy đặc tính quan trọng nhất. Tập hợp các đặc tính này có thể hiểu được bản chất văn hoá của một tổ

chức như sau:3

(1)

Sự đổi mới và chấp nhận rủi ro - Mức độ mà người lao động được khuyến khích

tích cực đổi mới và dám chấp nhận rủi ro;

(2)

Chú ý tới các chi tiết - Mức độ mà người ta mong đợi

nhân viên tỏ ra chính xác, biết phân tách, và chú trọng tới các chi tiết;

(3)

Hướng về kết quả - Mức

độ mà người quản lý chú ý nhiều tới kết quả thực hiện công việc hơn là chú ý tới quá trình thực hiện

và phương pháp được áp dụng để đạt được kết quả đó;

(4)

Hướng tới con người - Mức độ mà các

quyết định của cấp quản trị xem xét đến tác động của kết quả đến những người lao động trong tổ

chức;

(5)

Hướng tới nhóm (team): Mức độ mà các hoạt động được tổ chức thực hiện theo nhóm chứ

không phải là theo từng cá nhân riêng lẻ; (6) Tính cạnh tranh - Mức độ nhân viên tỏ ra phấn đấu và

1 Vô Danh, “Văn hóa khởi nghiệp ở Israel”, [Online Accessed Nov. 18, 2017], https://startup.vnexpress.net/tin-tuc/goc-

chuyen-gia/van-hoa-khoi-nghiep-o-israel-3605530.html?

2 GEM (Global Entrepreneurship Monitor), một tổ chức theo dõi hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, được thành lập năm

1999. Hàng năm tổ chức này có các báo cáo xếp hạng 70 quốc gia theo chỉ số khởi nghiệp.

3 Stephen Robbins (2013), Organization Behavior , New Jersey: Phentice Hall, pp. 585-586.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.